ĐẰNG SAU CÁI GỌI LÀ THỈNH NGUYỆN THƯ

Vẫn nằm trong loạt các hoạt động kích động giáo dân của một số giáo sĩ tại Giáo phận Vinh thời gian qua, mới đây xuất hiện cái gọi là “thỉnh nguyện thư” nhằm phản đối Công ty Formosa. Theo đó, Giáo phận Vinh đã đưa ra một bản “thỉnh nguyện thư” nhằm kêu gọi người dân ký tên, với yêu cầu 75,000 chữ ký, để gửi tới Chính phủ Đài Loan, các tổ chức nhân quyền quốc tế, nhằm tạo áp lực yêu cầu Formosa Hà Tĩnh giải quyết thảm hoạ môi trường, đền bù thiệt hại cho bà con ngư dân miền Trung.

Hết kích động giáo dân tuần hành, đi bộ, đi xe máy không đội mũ bảo hiểm để phản đối Công ty Formosa, phản đối chính quyền; tổ chức các thánh lễ hiệp thông và xuyên tạc về sự việc; kích động giáo dân tụ tập gây ùn tắc và cản trở giao thông tại quốc lộ 1A nhiều lần, chắc chắn rằng “thỉnh nguyện thư” lần này cũng là một chiêu trò của các giáo sĩ tại đây. Quả đúng như vậy, theo thông tin mới nhất thì đây là sáng kiến của Ban hỗ trợ môi trường của Giáo phận Vinh.
Chân dung linh mục Nguyễn Thái Hợp

Những việc làm tương tự của một số giáo sĩ giáo phận Vinh thời gian qua đã tác động không nhỏ theo hướng tiêu cực tới việc đảm bảo tình hình an ninh, trật tự tại khu vực này sau sự cố môi trường biển. Trong bất kể hoàn cảnh nào, và sử dụng chiêu trò nào thì số giáo sĩ này cũng không quên xuyên truyền xuyên tạc những thông tin có liên quan đến sự việc trên. Ngay cả những chủ trương đền bù thiệt hại cũng bị đem ra xuyên tạ’ lần này có thấy vai trò tích cực của người đứng đầu Giáo phận Vinh là Đức Cha Nguyễn Thái Hợp. Ông là người đầu tiên ký vào bản “thỉnh nguyện thư” và với lời nhắn nhủ có thể được hiểu như một lời mở đồng tình cho những hành động số giáo sĩ cực đoan rằng: “…con cháu chúng ta sau này sẽ hỏi: vào thời điểm đất nước lâm nguy, Biển Đông bị ô nhiễm, ông bà cha mẹ đã làm gì để cứu biển và cứu chúng con…”.

“Chúng tôi rất mong quí vị hữu trách trong chính quyền Đài Loan sử dụng thẩm quyền của mình để buộc Formosa phải hành xử có trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất nước chúng tôi, tôn trọng môi trường sống của người dân Việt Nam, đồng thời đưa ra phương án cụ thể để khắc phục thảm họa, trả lại môi trường trong sạch và đền bù thỏa đáng cho các nạn nhân. Sau cùng, chúng tôi mong Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Âu Châu, Ngân Hàng Quốc Tế, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu cùng với các tổ chức môi trường giúp chúng tôi đưa ra phương án, và yêu cầu chính phủ Việt Nam nỗ lực khắc phục môi trường và đời sống của nạn nhân…”

VIỆT THANH
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét