SỰ LẠM QUYỀN CỦA MỘT BỘ PHẬN NHÀ BÁO!

Sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, hàng loạt những hành động, chủ trương mang tính đầy tích cực của Đảng và Chỉnh phủ đã tạo một làn gió mới trần đấy sức sống thổi vào Việt Nam. Một Nhà nước dân chủ, độc tập, một Chính Phủ hành động, nói đi đôi với làm được thể hiện rõ ràng bằng các hành động, chủ trương cụ thể.

Minh chứng cho điều này là Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian qua, thành phố đã tổ chức rất nhiều chiến dịch giữ gìn đảm bảo an ninh trật tự đường phố. Trong đó, nổi bật là chiến dịch trả lại vỉa hè cho người đi bộ diễn ra tại Quận 1 do Phó Chủ tịch Đoàn Ngọc Hải chỉ đạo. Đây là việc làm được nhân dân rất đồng tình ủng hộ và hưởng ứng bởi thực trạng lấn chiếm vỉa hè đã tồn tại rất nhiều năm. Thế nhưng, việc làm dù tốt đến đâu vẫn có những kẻ phải thấy“ghen ghét” với những gì người khác làm được. Chúng đã lợi dụng những thứ không có thật để xoi mói, bới móc, làm ảnh hưởng đến uy tin của lãnh đạo nhà nước ta. Trong một bức ảnh tình cờ xuất hiện trên Internet, phía báo Đời Sống và Pháp Luật đã có công văn gửi cho ông Đoàn Ngọc Hải về việc xuất hiện ông Hải dùng điện thoại hãng Vertu và bên cạnh đó là sử dụng một chiếc đồng hồ hàng hiệu. Đề nghị ông Hải thu xếp một buổi tiếp xúc để làm rõ vấn đề trên.
Văn bản yêu cầu giải trình của cơ quan báo chí, ảnh: internet

Không ít người phải cảm thấy nực cười về hành động “hống hách”của tay nhà báo có tên là Trần Thanh Thắng. Không phủ nhận vai trò của phương tiện truyền thông báo chí, tuy nhiên không có nghĩa là vì thế mà lại có quyền lộng ngôn, can thiệp vào đời sống cá nhân của người khác như thế được. Bởi lẽ, việc sử dụng điện thoại hãng nào, đồng hồ loại nào đã thuộc vào quy phạm tài sản của cá nhân, và không có ai có quyền can thiệp được. Đó là điều cơ bản mà chẳng nhẽ học vấn của một tay nhà báo không đủ để biết?

Nội dung công văn viết là thông tin bạn đọc phản ánh! Có thật sự là bạn đọc phản ánh hay là sự soi mói của phóng viên? Quả thực "bạn đọc" là lí do không thể chính đáng hơn để đưa ra hòng che đậy những mục đích thật sự của phóng viên. Trong công văn, bằng ngòi bút đấy hống hách, nhà báo Thắng đề nghị ông Hải sắp xếp một buổi gặp mặt. Anh Thắng hãy nhớ một nhà báo được yêu cầu người khác gặp mặt cả, mà phải đề nghị xin phỏng vấn, giải đáp thắc mắc. Phải chăng anh đang tự cho mình là người truyền tải thông tin mà xem trời bằng vung, thích làm càn.

Hơn nữa, sẽ chẳng có ai có đủ tài để có thể biết người khác sử dụng điện thoại thuộc hãng nào, đồng hồ loại gì chỉ trong tích tắc,  trong một bức ảnh mờ và còn bị che khuất. Trên thị trường hiện nay, với loại điện thoại nhãn hiệu Vertu được làm nhái rất nhiều và phải có hàng chục loại được thiết kế giống hệt nguyên bản theo nó, còn đồng hồ thì phải nói là nhiều vô số kể. Phải chăng lúc giải tỏa lấy lại đường cho người đi bộ thì đoàn công tác đã “vô tình động chạm” tới tổ chức hoặc cá nhân nào liên quan tên Trần Thanh Thắng này chăng?

Một thực tế là thời gian qua bên cạnh những mặt tốt trong công tác báo chí, truyền thông thì cũng có không ít mặt tối liên quan đến họ. Kể như đăng tải những thông tin sai sự thật, lạm dụng quyền hạn của mình để thực hiện âm mưu xấu, phục vụ mục đích cá nhân. Qua vụ việc này, một lần nữa cơ quan báo chí đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, làm ảnh hương đến tâm lý nhân dân cũng như dư luận xã hội.

VĂN HÙNG
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét