HUNG THỦ CUỐI CÙNG ĐÃ BỊ LÔI RA ÁNH SÁNG

Như vậy, hung thủ gây ra vụ thảm sát môi trường tại miền Trung suốt thời gian qua đã được lôi ra ánh sáng. Formosa đã thừa nhận việc xả thải gây ra ô nhiễm nghiêm trọng khiến cá chết hàng loạt đồng thời lên tiếng xin lỗi Nhà nước và nhân dân Việt Nam, đồng thời sẽ đền bù mọi thiệt hại vừa qua với số tiền 11.000 tỷ đồng tương đương 500 triệu đô la. Dư luận đã nhận được câu trả lời mong đợi bấy lâu.
Chúng ta ghi nhận những nỗ lực điều tra làm rõ của Chính phủ mà trực tiếp là các bộ ngành liên quan. Còn nhớ, trước đó, khi vụ việc xảy ra, Chủ tịch Tập đoàn Formosa Plastics Jason Lin nói với các cổ đông rằng tập đoàn này đã yêu cầu được tham gia điều tra với cơ quan chức năng Việt nam và đang chờ đợi bằng chứng từ các thanh tra quốc tế. Nhưng rồi sau đó lại chống chế:” Tập đoàn Formosa Plastics chỉ đầu tư mà không trực tiếp quản lý”. Phải đến khi đủ căn cứ, cơ sở khoa học và dưới áp lực yêu cầu chịu trách nhiệm trước vấn đề cá chết ở Việt Nam của các cơ quan chức năng hai nước, Formosa mới chịu cúi đầu nhận tội. 

Đây không phải lần đầu tiên tập đoàn Formosa vi phạm trong quá trình xây dựng và hoạt động không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên Thế Giới. Năm 2009, Tập đoàn Formosa Plastics ( tập đoàn mẹ của Formosa Việt Nam) từng được giải “ Hành tinh Đen” bởi liên tiếp gây ra các vụ ô nhiễm, tàn phá môi trường nghiêm trọng. Tại nhiều nơi trên Thế Giới các nhà máy của Formosa đã trở thành mối đe dọa với môi trường và người dân ở khu vực xung quanh. Điển hình như năm 1999, Tập đoàn Formosa Plastics bị phát hiện xả 3000 tấn chất độc hại ra thị trấn ven biển Sihanoukville của Campuchia, vụ việc làm thổi bùng làn sóng phản đối của người dân Campuchia lúc bất giờ.
Bên cạnh đó, Formosa cũng liên quan tới hàng loạt tai nạn chết người “gần như thảm họa” ví dụ như năm 2004, một sự cố trong nhà máy của Formosa ở IIIiopolis, IIIinois đã làm chết 5 công nhận và khiến khu dân cư xung quanh phải sơ tán khẩn cấp. Mặc dù đã bị các nhà chức trách Mỹ xử phạt nhưng chỉ một năm sau, vụ sự cố khác lại tiếp tục xảy ra tại nhà máy hóa chất của Formosa ở Texas làm 11 công nhân thiệt mạng…Hàng loạt cuộc biểu tình phản đối Formosa diễn ra trên khắp Thế Giới bao gồm cả Đài Loạn khi mà tập đoàn này là một trong mười doanh nghiệp gây ô nhiễm nhất đảo Đài Loan. Với khoảng 25% lượng khí nhà kính của Đài Loan do các nhà máy của Formosa thải ra. 
Có vẻ như danh sách của khoản tiền phạt đối với Formosa ngày càng tăng nhưng cũng không làm thay đổi thái độ của công ty này. Đối với vụ cá chết hàng loạt ở Việt Nam, mặc dù bây giờ họ đã thừa nhận và chịu trách nhiệm trước vụ việc nhưng những hành động trước đó của Formosa thực khó lòng chấp nhận được. Phải biết những gì Formosa gây ra không chỉ là thiệt hại hàng trăm nghìn tấn cá chết dọc 200km bờ biển miền Trung mà còn ảnh hưởng đến miếng cơm manh áo của người dân xung quanh khu vực này, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, môi trường cũng như an ninh trật tự nơi đây. Vấn đề này mới thực sự khó khắc phục và chắc chắn để lại những hệ quả dài lâu. 
Formosa sẽ phải nhận những hình phạt xác đáng.  Đồng thời phải nhanh chóng giải quyết hậu quả mà họ đã gây ra. Trong thời gian tới đây, Chính phủ sẽ giám sát chặt chẽ các hoạt động của Formosa và yêu cầu công ty này chấn chỉnh lại mọi hoạt động sản xuất cũng như quy trình xử lý nước thải. Chắc chắn nếu tái phạm, Formosa sẽ phải chịu mọi trừng phạt nghiêm khắc thậm chí sẽ không thể tiếp tục hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.


TRI THỨC
Chia sẻ trên Google Plus

11 nhận xét:

  1. Cuối cùng cũng phải cúi đầu nhận tội, hết lần này đến lần khác, cho tập đoàn này giải tán cho xong

    Trả lờiXóa
  2. CHỉ đền bù 500 triệu đo la là xong ư, nó đáng gì so với thiệt hại mà ngư dân phải trải qua, đáng gì so với sự mất mát họ phai chịu đựng

    Trả lờiXóa
  3. 500 triệu đủ không nhỉ? Chắc nó phải khắc phục hết nữa chứ?

    Trả lờiXóa
  4. 500 triệu đô cũng gọi là con số lớn rồi đấy. Nhưng không biết là họ có làm điều đó thật không thôi

    Trả lờiXóa
  5. nước ta là nước ven biển, có đường bờ biển dài, thế cho nên nền kinh tế biển chính là thuận lợi, là thời cơ của chúng ta để phát triển kinh tế. vì vậy mà bảo vệ môi trường biển lại càng quan trọng, thế nhưng bảo vệ môi trường biển không có nghĩa là a dua theo những kẻ dân chủ khốn nạn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Pháp luật Việt Nam sẽ xử lý đúng người, đúng tội và chắc chắn không để cho những kẻ đang có âm mưu, hành động gây nguy hiểm cho xã hội, lừa bịp người dân, chống đối chính quyền nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

      Xóa
  6. đừng bao giờ tin những nhà dân chủ giả cày, đừng bao giờ nghe những gì chúng nói, hãy nhìn những gì chúng làm, xem chúng đã làm được việc gì thực chất, có ích cho xã hội hay chưa hay chỉ biết nói mồm, chỉ biết hô hào rồi đứng đằng sau hưởng thụ. tin những kẻ này chỉ có nước bán nước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Fomosa đã nhận trách nhiệm trước pháp luật và nhân dân Việt Nam thế nên mọi người cần phải bình tĩnh, cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc, kích động của những kẻ tự xưng "yêu nước", "dân chủ".

      Xóa
  7. làm gì thì cũng phải cụ thể rõ ràng đây là một việc hết sự hệ trọng, liên quan đến rất nhiều người được cả nước quan tâm, vì vậy phải tham khảo nhiều nguồn, xác minh, kiểm tra nhiền lần mới kết luận được.

    Trả lờiXóa
  8. việc xác định và đánh giá một vấn đề thuộc ngành khoa học đâu phải “nhìn và ngửi” là rút ra được kết luận đâu .

    Trả lờiXóa
  9. cố tình đổ lỗi cho việc bưng bít thông tin chỉ là trò xảo trá của một số kẻ đầu cơ chính trị, là những con quỷ trong lòng của dân tộc

    Trả lờiXóa