NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM SAU VỤ FORMUSA XẢ THẢI RA MÔI TRƯỜNG

Chiều nay, TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã lên tiếng công khai xin lỗi Chính phủ và người dân cả nước về việc công ty đã xả thải ra môi trường gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển một số tỉnh ven biển miền trung. Ông Trần Nguyên Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã có những phát biểu tại cuộc họp báo về nguyên nhân vụ việc là do “mất điện” nên hệ thống xử lý chất thải không hoạt động được dẫn đến việc các chất thải chưa xử lý đã thoát ra biển gây nên thảm họa về môi trường, đồng thời ông cũng đã nêu ra các biện pháp khắc phục trước mắt và lâu dài đó là bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân, bồi thường xử lý môi trường biển số tiền 500 triệu USD; Khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế của hệ thống xử lý chất thải, đảm bảo xử lý triệt để chất thải độc trước khi thải ra môi trường; không để tái diễn sự cố môi trường như vừa qua; Phối hợp với các bộ ngành Việt Nam và các tỉnh miền Trung xây dựng các giải pháp đồng bộ, không để xảy ra sự cố môi trường tương tự, tạo niềm tin với người dân Việt Nam, bạn bè quốc tế.

Như vậy thủ phạm của kẻ đã gây ra thảm họa môi trường thời gian vừa qua đã bị lôi ra ánh sáng, và chắc hẳn trong thời gian tới công ty Formosa Hà Tĩnh sẽ còn nhiều việc phải giải quyết trong thời gian tới với chính quyền cũng như đối với người dân miền trung nói riêng và với người dân cả nước nói chung. Qua sự việc chúng ta cũng rút ra được nhiều bài học quý giá để sau này sẽ không còn những trường hợp tương tự xảy ra nữa.
(Lãnh đạo công ty Formosa cúi đầu xin lỗi Chính phủ và người dân)
Thứ nhất, chúng ta cần hoàn thiện tốt hành lang pháp lý để có chế tài cụ thể rõ ràng đối với những công ty có hành vi vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thứ hai, chúng ta phải chủ động xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng, hệ thống xử lý nước thải cho các khu công nghiệp và yêu cầu tất cả các doanh nghiệp phải trình bày được công ty sẽ xây dựng và vận hành hệ thống trên ra sao của các công ty ngay từ khi còn trên giấy. Để tránh hiện tượng mất bò mới lo làm chuồng.

Thứ ba, xây dựng hệ thống các trạm quan trắc về khí thải, về nguồn nước tại các khu công nghiệp để kịp thời phát hiện những sai phạm của các công ty. Đồng thời lập các đoàn thanh tra đột xuất xuống các khu công nghiệp để kiểm tra, đôn đốc việc các công ty chấp hành nghiêm chỉnh việc xử lý nước thải, cũng như khí thải. Xây dựng các đội phản ứng nhanh để kịp thời khắc phục hậu quả môi trường trong tình huống xấu nhất để giảm thiểu một cách tối đa thiệt hại có thể xảy ra cho người dân và cho môi trường biển.

Thứ tư, nâng cao công tác phổ biến các quy định pháp luật của Việt Nam cho các công ty nước ngoài về các điều khoản quy định việc xử lý với các trường hợp cố tình vi phạm. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm nghề nghiệp khi kinh doanh các lĩnh vực có nguồn nước thải độc hại. Xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, lập các khu cung cấp điện khẩn cấp tại các khu công nghiệp để trong trường hợp bất khả kháng vẫn có nguồn năng lượng để vận hành hệ thống xử lý nước thải, không để tái diễn nguyên nhân “mất điện” như kiểu Fomosa nữa.

Qua đây, bản thân chúng ta cũng rút ra được nhiều bài học cho bản thân mình từ việc giữ gìn bảo vệ môi trường đến việc tỉnh táo trước các âm mưu, thủ đoạn lôi kéo kích động chúng ta vào các hoạt động phá hoại bởi lẽ đã có chính quyền và pháp luật thì các hành động sai trái sẽ bị xử lý thích đáng và công ty Formosa đã phải nhận trách nhiệm về vụ việc.

Duy Phương
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét