LS LÊ VĂN LUÂN LẠI NHAI TIẾP LUẬN ĐIỆU “ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG”


Lê Văn Luân là một luật sư. Vì thế hẳn nhiên anh ta thừa biết những qui định của pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có việc tuyên truyền chống Nhà nước. Cho nên mặc dù đã sớm được xem là một luật sư “dân chủ”, có quan hệ gắn bó mật thiết với các nhà “dân chủ” và có khả năng tiếp bước các thế hệ đàn anh luật sư tai tiếng đi trước như Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định , Lê Quốc Quân… nhưng từ trước tới nay Luân vẫn có cách viết khá là khôn khéo, không công khai ra mặt tuyên truyền chống Nhà nước, kêu gọi lật đổ chế độ một cách cực đoan. Tuy nhiên nói như thế không có nghĩa rằng, các bài viết của Lê Văn Luân là hoàn toàn trong sạch mà với nhiều bài viết, nếu phân tích mọi người sẽ dễ nhận ra mùi chính trị thù địch ở trong đó. Bài viết mới đây của Lê Văn Luân trên trang Ba sàm mang tên “không thể phó mặc” là một ví dụ điển hình.

Đáng chú ý, trong bài viết này, Lê Văn Luân thể hiện cái nhìn đen tối, hằn học về thực trạng đất nước, thực trạng xã hội không khác gì nhiều nhà “dân chủ” khác. Luân tô vẽ, thổi phồng một số mặt hạn chế, yếu kém, tiêu cực, tệ nạn xã hội, bỏ qua tất cả mọi yếu tố tích cực để rồi qui kết đó là bản chất của chế độ.

Luân viết:

“Đã đến lúc mọi người cùng nhìn vào thực tại để thấy những tồn tại, bất công và nguy hiểm trong cuộc sống đang thực sự đáng báo động đến mức nào, để từ đó thay đổi và chung tay xây dựng đất nước sạch hơn, đẹp hơn, đàng hoàng hơn và phát triển hơn”

Thực ra cách viết của Luân không có gì mới, vẫn là thủ đoạn tô đen tất cả mọi thứ để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Chính phủ và phủ nhận những ưu việt của chế độ. Luân cố tình tô vẽ, thổi phồng một số mặt tiêu cực để rồi qui kết thành bản chất chế độ và từ đó hướng lái tư tưởng người đọc cần phải thay đổi chế độ.

Và như một lo gic thường thấy của các nhà “dân chủ”, Lê Văn Luân đi vào giải thích nguyên nhân của tình trạng đó đấy là do cơ chế một đảng lãnh đạo, đo Đảng Cộng sản Việt nam độc quyền lãnh đạo.

Luân viết:

“Và vì vậy, khi cán bộ, công chức thiếu phẩm chất, và nhất là khi nó thiếu một cơ chế quyền lực độc lập với đảng cộng sản để kiểm soát chính quyền, thì với sự bất chấp tìm kiếm lợi ích của chính chúng ta nữa, thì xã hội và con người này ngày càng trở nên tha hoá, suy đồi và bất an là điều hiển nhiên thấy rõ.”

Và cái đuôi cáo của Lê Văn Luân cũng lòi ra khi cuối bài viết, Luân lại hô hào như bao nhiêu nhà “dân chủ” khác rằng để Việt Nam có thể phát triển, cần phải thực hiện đa nguyên, đa đảng, một lối tư duy và luận điệu đã cũ rích.

Luân viết: “Và chúng ta cũng cần một chính phủ mạnh, liêm khiết, thông qua những chính đảng chính trị khác nhau cùng tồn tại và kiểm soát nhau. Như vậy chúng ta mới thoát ra được cái vòng luẩn quẩn suốt mấy chục năm do cơ chế tự mâu thuẫn lẫn tự tha hoá của quyền lực độc quyền, toàn trị.”

Về vấn đề này, đã có nhiều bài viết phân tích lí do vì sao ở Việt Nam không cần thiết phải thực hiện đa nguyên, đa đảng, xin phép không nhắc lại.

Tóm lại Lê Văn Luân cũng như nhiều nhà “dân chủ” khác, vẫn chỉ nuôi một ảo mộng đó là đa nguyên đa đảng để tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam.

Có phân tích như thế để thấy Lê Văn Luân cũng không phải dạng vừa đâu.

Viễn
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét