CHIẾN THUẬT CỦA TRUNG QUỐC

Trong khi Trung Quốc đang rất cực đoan tại biển Đông với việc tuyên bố rất cứng rắn, đưa giàn tàu cá khủng uy hiếp các quốc gia tranh chấp thì bỗng dưng lại có những tín hiệu cho thấy, nước này đang đột nhiên mềm mại hơn. Phải chăng, Trung Quốc lại dở trò gì mới chăng?

Mới đây, ngày 16/8, tại thành phố Mãn Châu Lý thuộc khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc, các quan chức cao cấp của Trung Quốc và ASEAN đã đạt được thỏa thuận về các nguyên tắc hoạt động của một đường dây nóng giữa các nhà ngoại giao cao cấp và nội dung bản tuyên bố chung về Bộ quy tắc ứng xử cho những đụng độ ngoài ý muốn trên biển (Code for Unplanned Encounters at Sea – CUES). Trước đó ngày 14/6/2016, trong cuộc gặp thượng định Ngoại trưởng các nước ASEAN và Trung Quốc tại Vân Nam, Trung Quốc và hội nghị các lãnh đạo cấp cao đã mang đến điều rất bất ngờ khi Hội nghị đặt mục tiêu thiết lập quy định khung về Biển Đông trong năm sau.

Có thể nói đây là một động thái khá bất ngờ của Trung Quốc khi tình hình biển Đông đang diễn ra hết sức phức tạp. Sau phán quyết của Tòa trọng tài thường trực quốc tế (PCA) bất lợi cho Trung Quốc, nước này đã tiến hành một loạt những hành động cứng rắn bất chấp các phán quyết. Những hành động đó mang đến lo ngại cho dư luận quốc tế về một sự cực đoan, dở bài cùn của Trung Quốc; sẽ khiến cho hy vọng giải quyết vấn đề biển Đông bằng các quy định của pháp luật quốc tế sẽ đi vào bế tắc. Tuy nhiên, kết quả của hội nghị diễn ra tại Mãn Châu Lý vừa qua có lẽ khiến các nước cảm thấy dễ thở hơn.

Một Trung Quốc đang hung hăng trên biển Đông, quyết chiếm giữ biển Đông bằng mọi cách; một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (C.O.C) có khả năng không thể đưa ra cho chúng ta suy nghĩ rằng, có lẽ Trung Quốc đang tìm cách vừa xoa đầu các nước khác bằng một giọng điệu mỵ dân, một lời hứa xuông và một hy vọng viển vông. Đồng thời, đây cũng là kế sách mà những nhà lãnh đạo Trung Quốc nghĩ ra để có thể lôi kéo Asean (nhất là những nước trực tiếp tranh chấp như Philippines, Việt Nam…) vào các cuộc đàm phán, tìm cách trì hoãn, kéo dài thời gian sau khi thế giới gây áp lực lên Trung Quốc mà thôi.

Trung Quốc và Asean đã ký kết DOC từ năm 2002 với nội dung kêu gọi giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và thông qua đối thoại trực tiếp giữa các nước có chủ quyền. Tuy nhiên điều mà nhiều người hy vọng là việc chính thức đạt được thỏa thuận về tính ràng buộc pháp lý của COC.
Các cuộc thảo luận về vấn đề này đã được khởi xướng từ năm 2013 nhưng cho tới nay vẫn đạt được rất ít tiến bộ vì sự miễn cưỡng kéo dài của Trung Quốc.

Tuy nhiên có thể thấy rõ là sau khi tòa trọng tài quốc tế tại The Hague ra phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền lịch sử của Trung Quốc tại Biển Đông, Trung Quốc bắt đầu tỏ ra quan tâm hơn tới DOC và hối thúc các bên thực hiện tuyên bố này.


Trương Minh
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét