BÀN VỀ TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM (Phần 3)

Vậy Việt Nam có thực sự vi phạm quyền tự do tôn giáo như trong bản báo cáo của Mỹ hay không?
Như phần trước đã chỉ rõ, âm mưu của Mỹ và phương Tây thường lợi dụng vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo để vu cáo, xuyên tạc Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo, hòng tạo phản ứng tiêu cực trong một bộ phận chức sắc và tín đồ tôn giáo là một thủ đoạn mà chúng thường dùng. Do vậy, nhiều năm qua những chuyên gia nhân quyền của Mỹ trên lĩnh vực này đã phối hợp với nhân viên Đại xứ quán tại Việt Nam, tìm cách móc nối với những nhà rận chủ rởm, những chức sắc, tu sĩ, tín đồ mang tư tưởng cực đoan trên đất Việt để qua đó thu thập những thông tin, tài liệu về tôn giáo. Và đương nhiên, dưới lăng kính lệch lạc cùng tư tưởng cực đoan, những con người này sẽ cung cấp những thông tin thiếu trung thực, thậm chí là xuyên tạc về vấn đề tôn giáo và tự do tôn giáo ở Việt Nam. Cùng với đó là sự té nước theo mưa của những đài báo tiếng Việt ở nước ngoài như BBC, RFA, RFI… đã nhiều lần vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm dân chủ nhân quyền… Đây cũng chính là cơ sở vô căn cứ để một số nghị sĩ tại Hạ viện Hoa Kỳ luôn thể hiện thái độ, quan điểm cực đoan, thiếu công bằng để “đánh giá” vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam. Hơn nữa, Mỹ và phương Tây còn hậu thuẫn cả vật chất và tinh thần cho những đối tượng xấu trong nước để tiến hành nhiều hoạt động lợi dụng tôn giáo với mục đích chống Việt Nam. Sau những sự việc này, các đối tượng trọng nước thì gào thét cho rằng chính quyền đàn áp tôn giáo, bắt bớ người vô tội, đánh đập quần chúng tín đồ; còn ở nước ngoài Mỹ và những tổ chức chống phá Việt Nam lại có một bữa tiệc hả hê để vu không chính quyền Việt Nam vi phạm dân chủ nhân quyền, vi phạm tự do tôn giáo.
Đồng thời, Mỹ và phương Tây còn lợi dụng ngược lại khi họ luôn đưa ra đòi hỏi ngang ngược, vô lối nhằm kích động, hà hơi tiếp sức cho những nhà rận chủ “hoạt động dân chủ, nhân quyền”, “tự do tôn giáo” để vi phạm pháp luật. Thậm chí họ còn lên án, đòi Chính phủ ta “công nhận” các tổ chức tôn giáo giả hiệu, như: Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Tin lành Đề Ga và can thiệp đòi thả các “tù nhân tôn giáo”. Đặc biệt vừa qua, trong “Dự luật Nhân quyền Việt Nam năm 2012” do ông Cơ-rít Xi-mít, nghị sĩ Đảng Cộng hòa (Hoa Kỳ) là tác giả đã vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền, trong đó có quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo và kiến nghị đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo (CPC). Đây là những luận điệu đầy định kiến, một chiều, xuyên tạc, không khách quan, vô căn cứ của các tổ chức nhân quyền nước ngoài.
Đó là những gì mà dưới lăng kính chủ quan của Mỹ và phương Tây đã nhìn nhận về vấn đề tôn giáo Việt Nam theo chiều hướng lệch lạc, áp đặt. Còn thực tế, một sự thực khách quan về tình hình tôn giáo ở Việt Nam đó là, sau 30 năm đổi mới đất nước, Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt; trong đó, quyền con người, quyền tự do tôn giáo được bảo đảm ngày một tốt hơn; các tôn giáo đã phát triển nhanh cả về số lượng tín đồ và cơ sở thờ tự. Nếu như năm 2006, cả nước mới có 6 tôn giáo và 16 tổ chức tôn giáo được công nhận và đăng ký hoạt động, thì đến nay đã có 13 tôn giáo và gần 40 tổ chức tôn giáo với trên 24 triệu tín đồ, chiếm 25% dân số cả nước. Điều đó chứng tỏ sự phát triển của các tôn giáo ở Việt Nam là tốt đẹp và luận điệu vu cáo Việt Nam “đàn áp tôn giáo” là hoàn toàn bịa đặt. Tính riêng những năm gần đây có khoảng 500 công trình tôn giáo được xây mới, hơn 600 cơ sở thờ tự được nâng cấp, sửa chữa khang trang, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của một bộ phận nhân dân. Các cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo với đủ các cấp học, như: Học viện Phật giáo, Chủng viện Thiên chúa giáo và các trường cao đẳng, trung cấp của các tôn giáo đã và đang hoạt động với sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương. Hoạt động báo chí, in ấn, xuất bản trong lĩnh vực tôn giáo được đẩy mạnh, riêng Nhà xuất bản Tôn giáo đến nay đã xuất bản hơn 4.000 đầu sách với số lượng hàng chục triệu bản. Sự thật về tự do tôn giáo ở Việt Nam còn được thể hiện ở nhiều sự kiện, hoạt động tôn giáo sôi động. Năm 2011, Lễ Bế mạc Năm Thánh 2011 của Giáo hội Công giáo Việt Nam được tổ chức long trọng tại giáo sứ La Vang, tỉnh Quảng Trị; Đại lễ kỷ niệm 72 năm khai sáng đạo Phật giáo Hòa hảo; Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh; Đại hội Giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần thứ IX với sự tham gia của hơn 2 vạn bạn trẻ Công giáo đến từ 10 giáo phận, 26 tỉnh, thành phố thuộc giáo tỉnh Hà Nội…, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Tuy nhiên, đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển, sẽ không tránh được những thiếu xót, những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, hoặc ở một số địa phương thực hiện còn máy móc, cứng nhắc những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo và tự do tôn giáo gây bức xúc trong một bộ phận nhỏ chức sắc, tín đồ. Nhưng về cơ bản, lãnh đạo các chức sắc tôn giáo tại Việt Nam và đông đảo những người có lương tri trên thế giới đến thăm Việt Nam đều thừa nhận những thành tựu to lớn của nước ta trên lĩnh vực tôn giáo. Ông Nguyễn Cao Kỳ – một người từng làm Phó Tổng thống chính quyền Sài Gòn – khi về thăm Việt Nam, chứng kiến sự thật đã thốt lên rằng: “Không phải riêng tôi, mà cả trăm, nghìn Việt kiều về thăm quê hương đều thấy chùa chiền được xây cất ngày càng nhiều, người đi chùa, đi nhà thờ đông nghìn nghịt, hoàn toàn không có sự cấm đoán. Nếu mà nói về tự do tôn giáo thì thật sự có tự do, không ai có thể chối cãi được”. Năm 2009, Đoàn Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ do Phó Chủ tịch M.L Cro-ma-ti dẫn đầu đến thăm và làm việc tại Việt Nam đã nhận xét: “Tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam đã được mở rộng và có nhiều tiến bộ, nhiều điểm đáng khích lệ”.
Như vậy, với nhưng dẫn chứng trên, chúng ta khẳng định thêm lần nữa, đó là Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tạo điều kiện để các tôn giáo ở Việt Nam tồn tại và phát triển, đảm bảo quyền công dân, quyền tự do tôn giáo như trong Hiên Pháp và các văn bản pháp quy đã quy định. Còn những kết luận mà Mỹ đã nêu ra đều không có cơ sở khách quan vì họ đâu có sinh sống trên đất nước Việt Nam mà chủ yếu nhận nguồn thông tin từ những nhà rận chủ và những người mang tư tưởng cực đoan tôn giáo ở Việt Nam cung cấp.
Bình Nam
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét