CƠ SỞ TIN CẬY NÀO CHO PHÚC TRÌNH TÔN GIÁO CỦA MỸ


Như thường lệ, đến hẹn lại lên, mới đây Bộ ngoại giao Mỹ vừa công bố Phúc trình Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2015. Trong đó phần nói về Việt Nam, phúc trình tiếp tục có những nhận định, đánh giá thiếu khách quan và chính xác khi khẳng định tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế về tự do tôn giáo.

Vấn đề đặt ra là, cơ sở nào để Bộ ngoại giao Mỹ đưa ra các nhận định, đánh giá như trên.

Xem kĩ bản Phúc trình thấy các căn cứ của Bộ ngoại giao Mỹ rất mơ hồ và chung chung như “có tin nói” hoặc “nghe nói”…Bộ ngoại giao Mỹ không hề đưa ra được một bằng chứng hay thông tin xác thực nào để chứng minh cho nhận định của mình.

Ngay cả các điểm bản Phúc trình nêu ra cũng còn nhiều vấn đề.

Điển hình như, Bộ ngoại giao Mỹ cho rằng còn có sự phân biết đối xử giữa các tổ chức tôn giáo đã đăng ký, được công nhận với các tổ chức tôn giáo chưa đăng ký, chưa được công nhận. Về vấn đề này, thiết nghĩ có lẽ Bộ ngoại giao Mỹ cần hiểu chân lý đơn giản rằng, ở bất kì đâu, bất kì nước nào thì tôn giáo cũng phải chịu sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước Việt nam quy định rõ các tổ chức tôn giáo phải đăng kí để quản lý theo đúng các quy định của pháp luật. Một số tổ chức mang dáng dấp “tôn giáo”, không chịu đăng kí hoạt động với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, lén lút hoạt động nên đến khi vấp phải các quy định quản lý Nhà nước thì lại cho rằng Chính quyền gây khó dễ này nọ. Hoàn toàn không phải. Nếu ở Mỹ mà hoạt động tôn giáo không tuân theo sự quản lý của Nhà nước thì cũng thế thôi.

Hay bản phúc trình đã hết sức nhầm lẫn khi cho rằng Việt Nam cấm đoán tôn giáo với các hoạt động của nhóm Dương Văn Mình, Pháp luân công… Cần khẳng định ngay rằng, theo quan điểm của Việt Nam thì những nhóm như của Dương Văn Mình hay Pháp Luân Công không được xem là tôn giáo mà nó chỉ là những thứ đạo lạ hay tà đạo gì gì đó chứ soi chiếu theo quy định của pháp luật Việt nam, nó không được được xem là một tổ chức tôn giáo độc lập có tư cách pháp nhân. Những tổ chức này vẫn hàng ngày lén lút hoạt động, gây ra nhiều hệ quả xấu về nhiều mặt. Chính quyền cũng xử lý những hành vi trái với pháp luật của họ. Vì lẽ đó, không thể xuyên tạc rằng Việt Nam đàn áp tôn giáo thông qua việc “gây khó dễ” cho các tổ chức như vừa nói được.

Bản phúc trình cũng tiếp tục nhắc lại một số tổ chức tôn giáo mà Việt Nam không thừa nhận như Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất. Việt nam chỉ thừa nhận một tổ chức tôn giáo chung của Phật giáo đó là Giáo hội Phật giáo Việt Nam, còn với Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, đó chỉ là một tổ chức tôn giáo bất hợp pháp, Nhà nước đã không thừa nhận nhưng vẫn lén lút hoạt động trái pháp luật nhiều năm qua. Vì thế, không thể coi đây là việc đàn áp tôn giáo được.

Phúc trình cũng đưa ra kết luận rất mơ hồ và phi lý rằng Việt Nam giám sát các tín đồ và tổ chức tôn giáo. Hoàn toàn không có việc này. Những công việc mang tính chất là quản lý Nhà nước thì không thể gọi là giám sát tín đồ và tổ chức tôn giáo theo nghĩa vi phạm tự do tôn giáo.

Tóm lại là, tự do tín ngưỡng tôn giáo là quyền cơ bản, nhưng nó phải trong khuôn khổ, không thể có tự do vô giới hạn. Tôn giáo không thể đứng trên Nhà nước, đứng ngoài pháp luật được. Còn nếu quan điểm của Chính phủ Mỹ là tôn giáo đứng ngoài pháp luật thì tiêu chí đó chỉ đúng với xứ sở Mỹ thôi, không thể áp đặt cho Việt Nam được.
Viễn
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét