FORMOSA: CÁI NHÌN LỆCH LẠC CỦA DÂN LÀM BÁO

Một trong những vấn đề toàn cầu đáng báo động hiện nay đó là ô nhiễm môi trường. Vấn đề này đặt ra thử thách lớn đối với toàn thế giới bất kỳ quốc gia nào, không chỉ có ở Việt Nam. Chúng ta ai cũng biết rằng, muốn phát triển kinh tế – xã hội tất yếu điều đó dẫn tới một số hệ lụy về môi trường mà tất cả chúng ta đều phải đối diện và có phương hướng khắc phục.

Vừa qua, ở Việt Nam nổi lên một sự việc liên quan đến môi trường đó là nhà máy Formosa (nhà máy sản xuất thép của Đài Loan) đã xả thải chất thải nhà máy làm ô nhiễm nguồn nước biển ở Hà Tĩnh và có ảnh hưởng tới một số địa phương lân cận. Sau thời gian nghiên cứu, xét nghiệm một cách nghiêm túc của các chuyên gia đầu ngành thì đã kết luận trách nhiệm gây ra sự việc cá chết hàng loạt ở vùng biển Hà Tĩnh và một số vùng lân cận bắt nguồn trực tiếp từ Formosa và lãnh đạo chủ chốt của nhà máy này đã có những hành động xin lỗi toàn thể người dân cũng như chịu trách nhiệm đưa ra những khoản tiền bồi thường. Qua sự kiện trên, chúng ta thấy đây là một sự kiện lớn về ô nhiễm môi trường mà công ty Formosa này đã gây ra, ảnh hưởng đến môi trường Việt Nam. Trong sự việc này, Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã chủ động, nhanh tay vào cuộc và ra sức khắc phục sự cố, đồng thời có những xét nghiệm khoa học nhằm kết luận chính xác không làm người dân hoang mang dao động.

Nói đến vấn đề ô nhiễm môi trường, đây là vấn đề nóng của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới từ những nước phát triển trong nhóm G7 đến những nước nghèo, điều đó đòi hỏi cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành có sự lãnh đạo sáng suốt của bộ máy lãnh đạo nước đó. Có thể đưa ra một số ví dụ điển hình như: Tại Nhật Bản năm 1932-1968, một thảm họa nước biển nhiễm độc xảy ra do nhà máy hóa chất Chisso xả trực tiếp nước thải chứa thủy ngân chưa qua xử lý ra vịnh Minamata và biển Shiranui hay một vụ nhiễm độc thủy ngân tương tự xảy ra ở Trung Quốc do công ty dầu khí Cát Lâm thải 114 tấn thủy ngân và 5,4 tấn methylmercury vào sông Tùng Hoa hay vụ xảy ra ở nước Mỹ (cường quốc số 1 thế giới), sự cố giàn khoan của hãng BP ngoài khơi biển Lousiana gây ra vụ tràn dầu Deepwater Horizon và rất rất nhiều các vụ việc nghiêm trọng khác xảy ra nhiều nơi trên thế giới.

Có thể nói đây là những sự cố ngoài ý muốn của nước đó, có thể họ đã quản lý tốt nhưng các công ty, doanh nghiệp đó phớt lờ hay cố tình làm sai dẫn đến những sự cố tai hại. Qua những dẫn chứng trên chúng ta thấy, dù là bất kỳ nhà nước nào kể cả các nước tư bản phát triển hay các nước đang phát triển cho dù đi theo định hướng tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa thì đã là vấn đề toàn cầu thì bất kỳ quốc gia nào cũng phải đối mặt và gánh vác. Nên không thể nói chỉ có nước nghèo, nước đang phát triển, quản lý yếu kém mà gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường được mà cần phải có cái nhìn khách quan hơn để vấn đề nóng bỏng toàn cầu này cần phải có sự chung tay, chung sức vào cuộc của các quốc gia trên thế giới để chống lại ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường và bảo vệ tầng ozon.

Quốc gia nào cũng có những vấn đề cần giải quyết và cả những vấn đề mang tính toàn cầu cần giải quyết cùng nhau. Do đó, ngay cả Mỹ, Nhật hay nhiều nước phát triển khác vẫn phải đối mặt giải quyết cho nên không thể quy chụp rằng sự việc công ty Formosa gây ô nhiễm môi trường biển ở một số tỉnh miền trung là do sự lãnh đạo sai sót hay yếu kém của Đảng và Nhà nước Việt Nam, ai cũng biết nhà nước nào cũng có pháp luật có những quy định tội danh rất khắt khe cần phải xử lý nghiêm trọng đến mức chung thân hay tử hình vậy mà sao vẫn có tội phạm vi phạm để bị xử lý đến mức đó. Nói như vậy để thấy rằng, dù có quản lý tốt đến đâu thì khi mà các đối tượng cố tình vi phạm thì khó làm được. Do vậy, xin gửi đôi điều đến các nhà rận chủ: khi phát xét điều gì thì nên động não suy nghĩ và nói sao cho đúng, dù muốn “bẻ cong ngòi bút” thì cũng nên dựa vào thực tế một chút không phải cứ thích, cứ sướng mồm là nói. Đôi điều tâm sự gửi tới danlambao về thực trạng môi trường hiện nay.

Duy Phương
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét