BA BƯỚC GIẢI QUYẾT CỤC DIỆN BIỂN ĐÔNG

Những động thái mới đây của Trung Quốc: đưa thêm giàn khoan vào biển Đông, đã thể hiện sự “nóng vội” của họ trong âm mưu độc chiếm biển Đông gây ra những nguy hiểm cho hòa bình của khu vực. Việt Nam luôn thể hiện sự kiên quyết mạnh mẽ trong việc bảo vệ chủ quyền. Tuy nhiên, việc giải quyết những xung đột, cũng như bảo vệ lãnh thổ cũng như hướng tới “đại cục” trên biển Đông không phải là vấn đề một sớm một chiều, Việt Nam cần những bước đi thận trọng, kiên quyết, từ đó tạo dựng vị thế của Việt Nam trên Biển Đông cũng như trường quốc tế.

Căng thẳng trên biển Đông nguyên cớ từ phía Trung Quốc

Sau gần 2 tháng khi đặt giàn khoan HD 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc lại tiếp tục tăng cường những động thái tỏ rõ quyết tâm của mình trên biển Đông. Rõ ràng với vị thế của một cường quốc, Trung quốc không khó để chiếm thế “thượng phong” trong vấn đề tranh chấp với các nước trong khu vực cũng như việc “ăn cướp” lãnh thổ của Việt Nam. Tuy nhiên, để khẳng định Trung Quốc sẽ dễ dàng chiếm trọn biển Đông, thì đây là điều không tưởng. Hoàn cảnh hiện nay ảnh hưởng đến các cuộc xung đột khiến “đại cục” trên biển Đông ngày càng khó lường hơn.

Hoàn cảnh ảnh hưởng đến việc giải quyết căng thẳng trên Biển Đông:

Việt Nam:

-Với những hành động hung hăng, ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam một quốc gia yêu chuộng hòa bình đã thể hiện rõ quan điểm nhất quán về chủ quyền, đồng thời luôn tôn trọng luật pháp quốc tế. Điều này được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Những ngày qua chúng ta có thể thấy thế giới ủng hộ Việt Nam như thế nào.

-Luận cứ của Việt Nam trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo luôn thể hiện tính xác thực, tính pháp pháp lý, tính lịch sử điều mà Trung Quốc không có.

-Một yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến việc giải quyết căng thẳng trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc đó chính là một quan hệ lâu đời của hai nước. Việt Nam đang đang chịu sự phụ thuộc vào Trung quốc trong một số lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Điều mà chính quyền Bắc Kinh luôn tự tin rằng “đứa em” sẽ không dám làm gì quá đáng.

Trung Quốc:

Ưu thế trên thực địa: Trung Quốc với sức mạnh kinh tế, quân sự đang chiếm hữu Hoàng Sa, một số đảo khác thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, mới đây là đưa các giàn khoan dầu ra biển. 

Mặt trận ngoại giao: Bắc Kinh luôn rêu rao chủ quyền phi lý của họ trên Biển, đồng thời phê phán nhà cầm quyền Việt Nam nhằm chuyển hướng của dư luận sang phía đối thủ. 

Thế giới:

Dư luận thế giới đối với hành động Trung Quốc trên biển Đông thời gian qua: phê phán Trung quốc, ủng hộ Việt Nam. Tuy nhiên sự ủng hộ này không thực sự mạnh mẽ, đặc biệt là các nước liên quan: ASEAN, Mỹ, Nhật…


Như vậy, vấn đề giải quyết căng thẳng chủ quyền trên biển Đông có thể thấy: Trên thực địa, Việt Nam đang chịu sự thiệt thòi nhất định, tuy nhiên mặt pháp lý, thế “thượng phong” đang được ta nắm giữ. Vấn đề là thời điểm biến thế “thượng phong” đó thành ưu thế thực sự trên bàn đàm phán với Trung Quốc. Vậy thì, các bước tiếp theo của ta để cụ thể hóa ưu thế đó như thế nào?

Ngoại giao:

Tiếp tục tổ chức các diễn đàn, cuộc đối thoại: song phương, đa phương,… nhằm thể hiện rõ quan điểm nhất quán của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Đồng thời cho bạn bè quốc tế biết bộ mặt thật của Trung Quốc trên Biển Đông

Tiếp tục gửi công hàm cho liên LHP phản bác lại “văn bản về lập trường” mà Trung Quốc gửi LHP. Đây chính là vấn đề cấp thiết nhất. Trung Quốc đã “trót” đưa các căng thẳng trên biển Đông ra LHP là điều chúng ta luôn mong muốn. Chính vì vậy, việc nhanh chóng đưa công hàm phản biện sẽ là bước tiến quan trọng trong tiến trình giải quyết sự xung đột Việt – Trung.

Kinh tế: vấn đề Việt Nam đang gặp phải đó là sự lệ thuộc vào Trung Quốc ở một số lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Đây chính là vấn đề khiến họ (TQ) tự tin trong quá trình độc bá Biển Đông . Việc “ buông” Trung Quốc sẽ là tất yếu nếu chúng ta muốn thoát thế “đi trên dây” với quan hệ Bắc Kinh, đồng thời là bình đẳng trong các cuộc đàm phán. Sẽ khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam, đây là điều có thể đoán trước nhưng nó chỉ là những khó khăn ngắn hạn. Và rằng “ đại cục” của ta sẽ được giữ vững.

Pháp lý: Việc kiện Trung Quốc ra tòa sẽ cho Việt Nam khả năng giải quyết vấn đề Hải Dương 981 và chủ quyền quần đảo Hoàng Sa một cách công bằng và hiệu quả nhất. Vấn đề là thời điểm kiện Trung Quốc là lúc nào, rõ ràng vấn đề này cần sự đồng thuận và thống nhất của toàn dân tộc.

Đứng trước vận mệnh của dân tộc cần sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, đồng thời phải có sự đồng lòng nhất trí của toàn dân tộc.

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân tác giả.

QUÊ HƯƠNG
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét