DÂN TỘC YÊU HÒA BÌNH: VIỆT NAM

Biển Đông là một trong những biển có diện tích lớn bậc nhất thế giới, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2 và trải rộng từ 300B đến 260 B và từ 1000Đ đến 1210 Đ.Là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng; chính nhờ sự thuận lợi này tạo điều kiện cho những quốc gia vùng biển này phát triển kinh tế và xã hội. Mà theo đánh giá của bộ năng lượng Mỹ, lượng dầu mỏ ở đây là bậc nhất thế giới, là khu vực tiềm năng dầu mỏ sản lượng khai thác còn ít nên trữ lượng dầu dự trữ còn nhiều.

 Hơn nữa vùng biển Đông còn có tiềm năng về khí đốt là cơ sở nhiên liệu quan trọng cho “thời đại phát triển hậu công nghiệp”, người ta thường gọi thế kỷ XXI là thế kỷ của Biển Đảo và là thế kỷ của Thái Bình Dương. Riêng với Việt Nam biển Đông không chỉ đóng vai trò thúc đầy sự phát triển kinh tế mà biển Đông còn đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Đó cũng là lí do mà biển Đông nằm trong tầm ngắm và trở thành miếng mồi béo bở của các thế lực thù địch trong đó không thể không kể đến Trung Quốc, người anh em láng giềng với chúng ta.

 

 Trong những năm gần đây, vấn đề biển Đông đang trở thành một hiện tượngnổi cộm và nhức nhối không chỉ với Việt Nam và các nước tiếp giáp với biểnĐông mà là vấn đề của toàn thế giới. Xoay quanh vấn đề tranh chấp vùng biển đông thuộc chủ quyền của Việt Nam, giữa Trung Quốc và Việt Nam thì dư luận quốc tế cũng đưa ra rất nhiều các ý kiến trái chiều. Có luồng ý kiến cho rằng Việt Nam nhu nhược sợ Trung Quốc, có ý kiến cho rằng Việt Nam thông đồng với Trung Quốc với mưu đồ thâu tóm biển Đông,… Và hơn ai hết là công dân Việt Nam tôi dám nói lên tiếng nói của chính mình, phản bác những ý kiến đó, những ý kiến có dã tâm kích động nhân dân. Bởi Việt Nam là dân tộc Yêu hòa bình.
Quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà Nước về vấn đề biển Đông là giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình, chúng ta luôn luôn tuân thủ nguyên tắc “cứng rắn về nguyên tắc mềm dẻo trong sách lược”. Đây là nghệ thuật quân sự trong mọi thời kỳ lịch sử của dân tộc ta, nó đã phát huy được hiệu quả trong mọi cuộc chiến. Việc làm này là hoàn toàn có căn cứ bởi :
Mọi vấn đề tranh chấp trên biển Đông các nước cần giải quyết hòa bình thông qua đối thoại trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là công ước về luật biển năm 1982 và tuyên bố cấp cao nhân kỉ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác giữa ASEAN và Trung Quốc.
Mặt khác, Việt Nam - Trung Quốc là 2 nước láng giềng có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời có nhiều lợi ích chung gắn bó, khẳng định trên tinh thần đồng chí, anh em tin cậy và Việt Nam luôn bày tỏ thiện chí sẽ làm hết mình để cùng với phía Trung Quốc thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa 2 nước, đưa quan hệ 2 nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả.
Và đặc biệt trong cuộc thảo luận chuyên đề về “ tránh các sự cố trên biển” ngày 1/6/2013 tại Shangri-la thông điệp của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về xây dựng “ lòng tin chiến lược” được đánh giá rất cao và cho rằng hoàn toàn đúng đắn. Trước những ý kiến trái chiều và những câu hỏi “hung hăng” từ phía Trung Quốc về những trường hợp vi phạm quốc tế . Câu hỏi như một cái bẫy và câu trả lời có thể dẫn hội nghị tới không khí đối đẩu căng thẳng trong các đối đầu căng thẳng trong các cuộc trao đổi sau đó và bài phát biểu của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được giáo sư Geoffrey Till của đại học King’s college ở Lon Don cho rằng: “ Tôi nghĩ những gì Thủ tướng việt nam nói là hoàn toàn đúng đắn. Tôi nghĩ đó là cách duy nhất mà các nước ở biển Đông còn mâu thuẫn về lãnh hải có thể giải quyết mâu thuẫn hiện tại, chúng ta cần tìm cách để có một thõa thuận nào đó ”. Giáo sư Carl Thayer của học viện quốc phòng Australia và một số chuyên gia khác cũng cho rằng: “ Thủ tướng việt nam gây ngạc nhiên cho nhiều người với bình luận thẳng thắn ngay ở đầu bài phát biểu ”.Ông còn tiết lộ cho rằng cao ủy Newzealand và các quan chức Mỹ “ đặc biệt hài lòng về thông báo của Việt Nam về việc tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình”. Đại đa số đại biểu cho rằng thủ tướng Việt Nam vô cùng tỉnh táo và thẳng thắn trong việc giải quyết mâu thuẫn ở biển đông .
Ngoài ra sau thế chiến hai chúng ta sẽ nhận thấy các cuộc chạy đua vũ trang, hàng lọat vũ khí mang đầu đạn hạt nhân ra đời, …chỉ làm cho nhân loại tiến nhanh tới sự hủy diệt mà thôi. Đấu trí trên trường kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện, ổn định chính trị, xã hội đảm bảo,.. Mới quyết định được sức mạnh của mỗi quốc gia, cường quốc về quân sự chỉ tổ làm tăng nỗi đau cho nhân dân còn cường quốc về kinh tế sẽ làm cho nhân loại hành phúc đó mới là mong ước địch thực của các Vĩ Nhân. Và Việt Nam theo đuổi tư tưởng, chân lý đó.
Giả sử, Trung Quốc và các quốc gia trên biển Đông giải quyết mâu thuẫn bằng cuộc chạy đua vũ trang, đối đầu quân sự trực diện thì dù có hoặc không phân chia được thắng thua nhưng để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho những người dân vô tội mà có thể hàng trăm năm sau vẫn chưa thể giải quyết hết hậu quả và tàn dư mà nó để lại, và lại là cơ hội của các thế lực muốn nhân cơ hội nhảy vào can thiệp “la liếm”. Không biết khi đó thì chúng ta sẽ rơi vào tình cảnh như thế nào???
Là một công dân Việt Nam, hơn ai hết tôi hiểu được tình yêu quê hương, đất nước; khao khát hòa bình của nhân dân tổ quốc tôi. Yêu hòa bình, chuộng hòa bình tất cả vì nhân dân vì đất nước nên Đảng của chúng tôi, nhà nước của chúng tôi mới tiên quyết sử dụng chính sách đó. Đó là biện pháp duy nhất có thể bảo vệ được nền độc lập mà ông cha ta đã ngày đêm xây dựng.

QUÊ HƯƠNG
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét