TRÒ RẺ TIỀN CỦA VIỆT TÂN KHI NÓI VỀ BIỂN ĐÔNG


TRÒ RẺ TIỀN CỦA VIỆT TÂN KHI NÓI VỀ BIỂN ĐÔNG

Việt Nam là một trong những nhân tố chính và quan trọng trong cuộc chiến lịch sử và pháp lý trên Biển Đông; cũng như Nhật Bản hay Philippin, Việt Nam cũng có chung mối quan tâm liên quan TQ bởi TQ không chỉ là đối tượng tranh chấp trực tiếp mà chính bởi những hành động vừa qua của TQ đang làm xấu đi tình hình trên Biển Đông...Tuy nhiên, việc ứng xử trên Biển Đông, Việt Nam lại không hề giống với Nhật Bản hay Philipin: không đăng đàn chỉ trích kiểu lời qua tiếng lại; chúng ta chọn một cách ứng xử tôi cho là phù hợp hơn trong bối cảnh hiện tại: Cố gắng đẩy nhanh lộ trình quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và đem Biển Đông ra phân xử trong mối quan hệ quốc tế ràng buộc...

Tính đến thời điểm hiện tại, giữa cái lúc vấn đề Biển Đông chưa đi đến hồi lộ rõ cục diện; những bên tranh chấp vẫn chưa tìm được tiếng nói chung nhất nên chúng ta cũng chưa thể khẳng định được rằng, chính sách ngoại giao của Việt Nam hay hơn so với Nhật bản hay Philippin và ngược lại, song một điều mà chúng ta có thể thấy là những tuyên bố kiểu lời qua tiếng lại vừa qua giữa TQ với Nhật bản hay TQ với Philipin đang làm cho tình hình trên Biển Đông hay biển Hoa Đông thêm căng thẳng. Đặc biệt là sau những tuyên bố kiểu "hành động của TQ gợi nhớ đến thời Đức Quốc xã" hay những tuyên bố thẳng thừng của vị Thủ tướng đương nhiệm Nhật Bản Shinzo Abe...Tất cả là những đối đáp kiểu lời qua tiếng lại và báo chí chính thức của các nước đóng vai trò là đầu mối trung gian trong việc chuyển tải những ngôn từ phục vụ đấu khẩu.


Chính phủ và Bộ Quốc phòng Philippines đã thẳng thắn đáp lại những nhắc nhở của tướng Mỹ về cách ứng xử với những hành động của Trung Quốc tại biển Đông.

Là một người ngoài cuộc nên nước Mỹ, nền Ngoại giao Mỹ hiểu hơn hết những động thái ấy sẽ chẳng đi đến đâu, thậm chí còn tạo nên một cục diện khó cứu chữa trên Biển Đông. Họ đã có những lời khuyên cho hai đồng minh thân cận của mình ở Châu Á là Nhật và Philippin. Trong một động thái mới nhất họ đã thông qua "những bình luận của tướng Herbert Calisle, tư lệnh các lực lượng không quân Mỹ tại Thái Bình Dương cho rằng việc Philippines và Nhật Bản đang có nhiều động thái chống Trung Quốc chỉ làm gia tăng căng thẳng, Philippines đã lên tiếng bác bỏ". Tuy nhiên, đáp lại là việc "Philippines cứng rắn 'phớt lờ' cảnh báo của tướng Mỹ ở biển Đông".

Có thể nói, đây là một mối nguy cơ đang hiện diện rất gần và một cục diện tất yếu sẽ xảy ra nếu những cái đầu nóng không chịu dung hòa và mổ xẻ vấn đề. Một cuộc chiến tranh bằng súng đạn có thể sẽ là liệu pháp để phân định những tranh cãi ngày hôm nay.

QUÊ HƯƠNG
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét