ĐƯỜNG CHÍN ĐOẠN: VÔ GIÁ TRỊ

ĐƯỜNG CHÍN ĐOẠN: VÔ GIÁ TRỊ

TQ đã từng thể hiện mình qua sách lược bành trướng mang tên "Đường lưỡi bò". Trên thực tế, từ việc thực hiện lộ trình trong sách lược này, TQ đã khiến những quốc gia không ăn, không ngủ bởi khi thì họ cho tàu ngư chính cắt cáp tàu thăm dò dầu khí trên Biển Đông của Việt Nam, khi họ lại tuyên bố thành lập địa danh hành chính trên hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; gần đây nhất là việc họ cho ra đời cái tuyên bố tài phán về đánh bắt cá trên Biển Đông, dự án phòng không AIDZ...Philippin cũng là một nạn nhân khác trong cái sách lược phi lý và bất chấp luật pháp quốc tế nêu trên của TQ. Những động thái khó chịu của TQ đã khiến người đứng đầu nước này đã nhiều lần phản ứng trên các diễn đàn chính thức....


Cho đến nay, những quốc gia liên quan như Việt Nam, Philippin chỉ dừng lại ở việc đưa ra những tuyên bố chính thức qua đường ngoại giao, chưa có thêm bất kỳ một động thái nào. Tất cả đang chờ những tín hiệu tích cực đến từ TQ; việc TQ nhận rõ vai trò và lực cản trong vấn đề này chính là một liệu pháp hòa bình trong giải quyết vấn đề Biển Đông. Song cũng chỉ từng ấy thôi cũng để hiểu rằng: Hiện tại phía TQ đang đối diện với những điều mà họ tưởng rằng sẽ không có gì khó khăn trong độc chiếm vấn đề Biển Đông; Hệ quả này được mang lại từ bên ngoài. Với những diễn biến hiện tại xung quanh sách lược "Đường lưỡi bò", bản thân TQ sẽ phải đối diện thêm một lực cản nữa và lần này lại xuất phát từ bên trong.


Những hành động táo bạo vừa qua đang làm khó TQ. 

Và tất nhiên, với sự gia tăng hành động khiêu khích và bất chấp pháp luật vừa qua thì người TQ cũng chưa ý thức được những khó khăn đó. Người Mỹ đã chỉ cho họ thấy và đây cũng được coi là những cảnh báo hợp lý. Đi liền với sự cảnh báo ấy chính là tuyên bố phản đối chính thức “đường chín đoạn” ("đường lưỡi bò") trên Biển Đông của Trung Quốc.

Rõ ràng, động thái này của phía Mỹ cũng nói lên rất nhiều điều và ít nhất là sự kiên quyết trong bảo vệ những quốc gia đồng minh trong khu vực như Philipin trong thời gian tới. Trước đây, sau thành công từ việc "đẩy Philippines ra khỏi bãi cạn Scarborough và tiếp tục đe dọa các bãi cạn khác" phía TQ xem sự im lặng của Mỹ như một tín hiệu xanh và đây là nguyên nhân hàng đầu để những người Mỹ có những hành động khiêu khích leo thang vào giai đoạn sau. Với tuyên bố chính thức này, người Mỹ đã thể hiện rõ sự phản đối, lên án những sách lược của TQ đang áp đặt lên Biển Đông. Đồng thời, tuyên bố vừa qua phần nào thể hiện sự nhất quán của Mỹ trong "thể hiện quan điểm rõ ràng rằng họ sẽ không bao giờ chấp nhận các yêu sách của Bắc Kinh đối với gần như toàn bộ Biển Đông khi mà Washington vẫn còn những ảnh hưởng không nhỏ trong khu vực".

Với những động thái nêu trên, chưa có một cái gì là chắc chắn trong việc Mỹ cam kết "trung thành" với những tuyên bố và thực thi những tuyên bố ấy bằng hành động. Nhưng ít nhất người Mỹ đã tạo ra một lát cắt mang tính chỉnh thể, đủ để định hướng dư luận thế giới trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh TQ không ngừng thực hiện chiến dịch tuyên truyền chủ quyền của mình trên Biển Đông.

Hiện tại, để đưa ra các luận điểm bảo vệ cho cái gọi là “đường chín đoạn” ấy, nhiều học giả, nhà khoa học và giới chính trị gia TQ đã liên tiếp cho rằng: "nước này từng có những thời điểm duy trì chủ quyền đối với các hòn đảo và rặng san hô khác nhau trong vùng biển. Theo lời giải thích của một nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc thì: “Đường chín đoạn ở Biển Đông chỉ ra chủ quyền của Trung Quốc đối với các hòn đảo trong khu vực từ thời cổ đại”. Nhưng sẽ thật là phi lý nếu những điều người TQ nói và thực hiện trở nên phổ biến bởi: "Đế chế Ottoman trước đây kiểm soát phần lớn châu Âu vào nhiều thời điểm khác nhau dẫn đến Thổ Nhĩ Kỳ có quyền đòi chủ quyền đối với hầu hết châu lục này. Pháp và Đức từng có tuyên bố chủ quyền trên hầu hết các nước phương Tây và các khu vực của Đông Âu vào thời Napoleon và Đức Quốc Xã. Mỹ và Anh có thể khẳng định phần lớn Tây Âu thuộc về họ trong những năm cuối cùng của Thế chiến II. Và Nga có thể tái thiết lại một đất nước từ thời Liên Xô cũ cũng bằng lập luận chủ quyền theo lịch sử".Và câu chuyện sẽ đi sang một hướng khác nếu điều đó được lật lại khi "sẽ thật trớ trêu với Trung Quốc cứ khăng khăng muốn hiện thực hóa nguyên tắc “đường chín đoạn” khi mà trong quá khứ, nước này cũng là thuộc địa của một số quốc gia. Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Trung Quốc đã bị các quốc gia như Đức, Pháp, Anh xâm chiếm và chiếm đóng. Nếu theo lập luận của Bắc Kinh, các quốc gia này hoàn toàn có quyền đưa ra yêu sách đối với một số khu vực của Trung Quốc. Hoàng gia Nhật trong quá khứ cũng kiểm soát phần lớn Trung Quốc, và câu chuyện sẽ rất tệ hại với Bắc Kinh nếu Thủ tướng Shinzo Abe muốn đòi lại chủ quyền đối với các khu vực trước đây Nhật Bản từng chiếm đóng."

Trong một chừng mực nhất định, sự phân tích và cảnh tỉnh của nước Mỹ sẽ mở ra một hướng đi thích hợp cho những người TQ trong ứng xử quan hệ ngoại giao trong thời gian tới. Nhất là họ không muốn những chính sách do mình đưa ra và chuẩn bị thực hiện trên thực tế đang xuất hiện những hạt nhân bất hợp lý, thậm chí là phản chủ./.

QUÊ HƯƠNG
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét