VIỆT NAM VÀ SỰ ỦNG HỘ CỦA QUỐC TẾ

VIỆT NAM VÀ SỰ ỦNG HỘ CỦA QUỐC TẾ

TQ đang nổi lên là một cường quốc thực sự cua Châu Á nói riêng và của thế giới nói chung. Họ đang thể hiện vai trò của mình trên tất cả các lĩnh vực. Việc TQ trỗi dậy là một điều được nhiều chuyên gia kinh tế - Chính trị dự báo từ nhiều thập kỷ trước và họ cũng xem đó là mối lo ngại mang tính toàn cầu. Với những chính sách ngoại giao mang tư tưởng "Đại Hán" và bành trướng toàn cầu, TQ đang cho thấy họ đang có "lòng tham vô đáy" trong cục diện vốn đã không phải hoàn toàn của nước mạnh


Bản đồ về vùng bị ảnh hưởng bởi quy định mới của Hải Nam được Bill Gertz của tờ Washington Free Beacon đưa ra.
Trong quá trình thực thi Chính sách hiếu chiến của mình thì ban đầu TQ hiểu mình đang ở đau và cần làm gì nhưng càng ngày họ đang đi lạc dần quỹ đạo thường thấy. Chúng ta cũng phải công nhận rằng, có một thời gian TQ đã rất thành công với sách lược "bẻ từng chiếc trong bó đũa khu vực", TQ đã thành công với hàng loạt động thái đi đêm hết sức quen thuộc. Tiếp xúc với nước này, hòa đàm với nước kia là chuyện mà không ai lạ ở những quan chức ngoại giao của đất nước đông dân nhất thế giới này. Việc Asean không thông qua bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông trong năm 2013 vừa qua với trở lực đến từ Campuchia phần nào cho thấy được thắng lợi đó đến từ TQ...nhưng nay mọi chuyện đã khác...

Với chính sách ngoại giao nghiêng nhiều về lợi ích mang tính lãnh thổ của mình, TQ đã không ngần ngại bỏ đi những sự toan tính thận trọng thường thấy. Mới chỉ cách đây mấy ngày thôi, TQ (mà cụ thể là Cơ quan lập pháp tỉnh Hải Nam - TQ) đã "công bố quy định vào tháng 11 năm ngoái, yêu cầu ngư dân nước ngoài phải được sự cho phép của họ trước khi tiến vào vùng biển chiếm khoảng 2/3 biển Đông" - một hành động trắng trợn trong việc tạo ra căn cứ pháp lý mang tính quốc nội trong vấn đề Biển Đông. TQ vô hình đang muốn sử dụng chính những căn cứ pháp lý mang tính quốc gia để làm căn cứ nhằm "bẻ gãy" những điều khoản được quy định trong Công ước Luật biển quốc tế năm 1982 trong việc chống lại những nỗ lực bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam và những nước liên quan. Ngay sau những tuyên bố "động chạm" và bất chấp ấy, "Tàu Trung Quốc lại tiến vào quần đảo tranh chấp với Nhật"; "3 tàu chính phủ Trung Quốc hôm nay 12/1 lại tiến vào vùng biển tranh chấp với Nhật trên Hoa Đông. Phía Nhật cho hay đây là vụ xâm nhập tiên trong năm nay của Trung Quốc". 

Trong câu chuyện với những người Nhật Bản vừa qua, bản thân tôi không mấy quan tâm lắm bởi việc đất nước mình cũng đang đối diện với những tình cảnh tương tự Nhật Bản. Tôi cũng không dám khẳng định Nhật Bản hay TQ đúng trong hành động vừa qua nhưng một điều rất đáng quan tâm, đó chính là TQ đang không còn là chính mình trong chính sách đối ngoại của mình. Họ đang làm tự suy yếu mình trong những nỗ lực ngoại giao vừa qua. Họ gây hấn với nhiều nước đồng nghĩa với sự tập trung, sức mạnh để đối trọng đang bị phân tán và điều đó có lợi cho những nước như chúng ta. Song quan trọng hơn, trong cuộc chiến pháp lý và lịch sử trên Biển Đông chúng ta không hề đơn độc. Chính vậy, mọi sự nóng vội, buông lỏng và xa rời đường lối hiện tại là điều không nên./.

Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét