PHÁN QUYẾT PCA - NGƯỜI DÂN VIỆT HOAN NGHÊNH PHILIPINES CÓ QUÁ SỚM?

Thời gian hiện tại, tất cả truyền thông cũng như các bên có tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc đã và đang chú tâm nhìn vào từng bước đi cụ thể của PCA trong vụ việc Philippines kiện Trung Quốc. Và với người Việt cũng như thế, một bộ phận đã và đang ngất ngây vì một “đòn pháp lí” mạnh mẽ đã được giáng xuống đầu Trung Quốc, một quốc gia với tư tưởng bành trướng và bất chấp luật pháp quốc tế. Và thực tế rằng, đa phần dư luận người Việt đều ủng hộ việc Philippines kiện Trung Quốc. Có không ít sự ngưỡng mộ, thậm chí ca ngợi cho động thái của Philippines, và có cả ý kiến cho rằng Việt Nam nên tham gia vụ kiện hoặc tự khởi kiện Trung Quốc. Vậy người Việt có hoan nghênh quá sớm khi vấn đề còn cả một chuỗi dài có thể gây hại ?!

Có thể nói rằng, phán quyết của PCA mặt tốt đẹp rõ nhất chính là phủ nhận "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc vẽ ra. Tuy nhiên, bên cạnh đó hán quyết này lại đang mang trong mình như “mầm gây hại” đối với Việt Nam đặt ra cho Việt Nam những trở ngại và thách thức lớn bao gồm và không giới hạn những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng tới các tuyên bố chủ quyền, cũng như việc chấp pháp trên thực địa của Việt Nam và những vấn đề kéo theo từ thái độ của các bên liên quan mà mạnh mẽ nhất chính là Trung Quốc.

Bị giáng đòn pháp lý, Trung Quốc sẽ tìm cách khuấy động Biển Đông

Ngay trước khi tòa ra phán quyết, Trung Quốc đã có những động thái phản ứng quyết liệt, như điều máy bay dân sự ra hạ cánh ở hai đảo nhân tạo phi pháp tại Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), đặt lực lượng ứng phó khẩn cấp ở thủ đô Bắc Kinh vào trạng thái trực chiến. Trung Quốc còn ngang ngược rằng bản thân không phải "ỷ lớn hiếp nhỏ", mà chính là những quốc gia kia đang "ỷ nhỏ hiếp lớn" và cảnh báo sự "nhẫn nhịn" của Trung Quốc "có giới hạn".

Theo đó, lực lượng chấp pháp của Trung Quốc (ngư chính, cảnh sát biển, tàu cá dân sự do quân nhân điều khiển) sẽ trở nên đặc biệt hung hăng, sẽ có nhiều vụ đâm chìm tàu cá của các nước liên quan trong đó có Việt Nam. Do đó, chúng ta thấy được một điều rằng, việc sau phán quyết của PCA thì Trung Quốc sẽ không chịu giảm nhiệt những hành động ngang ngược bất chấp pháp lí đối với các quốc gia có tranh chấp mà có thể mạnh mẽ hơn nhằm gia tăng động thái căng thẳng cũng như tìm một hướng lái khác cho những hành động của mình cũng như tránh chịu dư luận quốc tế đang “bùng nổ” đối với họ.
Ảnh: Yêu nước nên nhìn nhận toàn diện đừng nên phiến diện kẻo nhận lấy sai lầm (Nguồn: Internet)
Động thái của chính quyền của Philippines 

Phải khẳng định rằng Phil khởi kiện Trung Quốc bởi lợi ích của họ trên vấn đề chủ quyền với Trung và một mục đích khác là tìm hướng đi mới có lợi hơn cho đất nước họ với Trung Quốc chứ không hề suy nghĩ gì cho Việt Nam mà chúng ta đừng nên cảm ơn vội. Sau phán quyết của PCA, chắc chắn một điều rằng chính quyền Manila sẽ tuyên truyền rằng đây là một thắng lợi lớn đối với nhân dân Phil trên con đường ngoại giao quốc tế cũng như đấu tranh để bảo toàn lãnh thổ chủ quyền đất nước tạo niềm tin cho nhân dân và chính quyền hiện tại. 

Tuy nhiên, mục đích của giới cầm quyền Manila sẽ là xa hơn so với những gì hiện tại đang diễn ra. Đó chính là việc chính quyền Manila sẽ tiến hành đàm phán phân chia quyền khai thác (bao gồm cả thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế...) với Trung Quốc. Bởi Phil thừa hiểu rằng, việc họ tìm một lối đi êm đẹp có lợi cho quốc gia họ sẽ tốt hơn rất nhiều nếu họ cứ mãi đặt đất nước mình luôn trong tình trạng xích mích và đối đầu với một nước lớn và hùng mạnh như Trung Quốc. Còn về Trung Quốc, nếu sau khi đạt thoả thuận với Phil thì họ sẽ chơi rắn với tất cả các quốc gia chưa đàm phán (sẵn sàng sử dụng các sức ép kinh tế, ngoại giao, quân sự). Và khi đó, một sức ép không hề nhỏ cũng như khó khăn sẽ đổ lên Việt Nam nhất là khi vấn đề quốc tế cũng như mâu thuẫn nhiều bên được ổn thỏa với Trung Quốc. Đó là điều mà Việt Nam không hề mong muốn!

Góc độ chủ quyền!

Một vấn đề rất đáng lưu ý mà dường như người dân Việt Nam hiện chưa biết hoặc chưa quan tâm đến rằng, trong phán quyết của PCA đã phán quyết rằng tất cả các đảo nhân tạo đều không có cơ sở đế đòi hỏi chủ quyền (trong đó gồm cả đá của Việt Nam): “Không một cấu trúc nào ở Trường Sa có khả năng suy trì đời sống con người ở đó nên không điểm nào có vùng đặc quyền kinh tế hay vùng thềm lục địa”. 

Từ đó suy ra rằng, những bãi nổi bãi chìm đều là bãi đá tự nhiên và không một ai có thể tuyên bố chủ quyền đối với nó thì như thế những Thị Tứ, Bến Lạc, Nam Yết, An Bang, Sinh Tồn, Song Tử và các thực thể khác đều là đảo đá, hoặc giả sử Việt Nam cho chúng là đảo đá, không có vùng đặc quyền kinh tế thì Việt Nam cũng nên xét về từ bỏ tuyên bố chủ quyền với các thực thể này. Đó là một điều vô cùng tai hại và khó chấp nhận, bởi chủ quyền không bàn cãi với các chứng tích lịch sử của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không ai có thể phủ nhận. Những phán quyết này đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền những bãi đá, những hòn đảo bồi đắp mà Việt Nam bấy lâu nay làm chủ.

Do đó, việc phán quyết của PCA bên cạnh việc phản bác và chấm dứt tuyên bố “đường lưỡi bò” là có lợi cho Việt Nam thì cũng có những tác động không hề nhỏ đối với Việt Nam về chủ quyền và an ninh lãnh thổ, chủ quyền. Do vậy, quan tâm những vấn đề có lợi ích đối với quốc gia và đất nước, chúng ta cần nhìn nhận nó một cách cụ thể và sâu rộng chứ không nên nhìn ở một khía cạnh để rồi tung hô và hùa theo nó. Sự vô trách nhiệm trong cách nhìn nhận vấn đề có liên quan đến quốc gia chính là việc tự mình đánh mất đi những lợi ích to lớn cho đất nước và cũng tự tay mình đốt lấy những thứ mà quốc gia và dân tộc đang cố nắm giữ lấy. Yêu nước cần phải tỉnh táo, nếu cảm thấy chưa đủ tỉnh táo thì tốt nhất đừng nên kêu gọi yêu nước!

Lan Hương
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét