Việt Nam kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tái khẳng định lập trường của Việt Nam về đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông, kêu gọi các bên tôn trọng luật pháp quốc tế.

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, ngoài cùng bên trái, và các nước đối tác tham dự cuộc họp của ASEAN. Ảnh: TTXVN

Tham dự các hội nghị của ASEAN và với các đối tác hôm qua, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh kêu gọi các bên tôn trọng tiến trình pháp lý, ủng hộ nỗ lực giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông, TTXVN đưa tin.

Phó thủ tướng cũng bày tỏ quan ngại về tình hình phức tạp ở Biển Đông, nhấn mạnh quan điểm của Việt Nam về bảo đảm tự do hàng hải, hàng không và nhắc lại lập trường của Việt Nam về Tòa Trọng tài. Ông Phạm Bình Minh khẳng định các bên cần kiềm chế, không có các hoạt động làm phức tạp thêm tình hình và nỗ lực thúc đẩy thương lượng, thực hiện nghiêm Tuyên bố của các bên DOC.

Sau khi Tòa trọng tài ra phán quyết bác bỏ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc chiếm phần lớn Biển Đông hôm 12/7, ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, cho biết.Việt Nam hoan nghênh việc Tòa trọng tài đưa ra phán quyết cuối cùng. Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý, theo quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.

Nhiều nước đối tác của ASEAN cũng bày tỏ quan ngại tình hình ở Biển Đông đe dọa hòa bình và ổn định ở khu vực, thúc giục ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử (COC).

Bộ trưởng ngoại giao ASEAN và các đối tác hôm nay sẽ tiếp tục tham dự hội nghị của Cấp cao Đông Á lần thứ 6 (EAS) và Diễn đàn khu vực (ARF) lần thứ 23.

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/viet-nam-keu-goi-ton-trong-luat-phap-quoc-te-o-bien-dong-3442159.html
Chia sẻ trên Google Plus

3 nhận xét:

  1. Lợi ích của dân tộc là trên hết, một tấc đất của đất nước đều là thiêng liêng vì vậy điều này cần chúng ta phải cẩn trọng. Đắc biệt hơn, việc này liên quan đến vấn đề quốc tế và lợi ích giũa các nước có tranh chấp nên chúng ta lại cần cân nhác thẩn trọng hơn để được bảo về được quyền biển đảo của chúng ta và hạn chế sự mất mát tất đất thiêng liêng của dân tộc

    Trả lờiXóa
  2. cái gì đã đặt ra thì phải tuân thủ , nhất là một trong những người đã tham gia ký kết , nếu không tuân thủ thì có lẽ nó đang xem thường chính nó , hạ thấp bản thân.

    Trả lờiXóa
  3. cần tuân thủ luật pháp quốc tế ,ưu tiên giải quyết các trnah chấp bằng biện pháp hào bình trên cơ sở luật pháp quốc tế , thực hiên nghiêm các tuyên bố của liên hợp quốc.

    Trả lờiXóa