SÁNG KIẾN ẢO TƯỞNG CỦA NGUYỄN THỊ TỪ HUY

Sau khi trở thành Tiến sĩ Văn chương, Nguyễn Thị Từ Huy ra nhập đám dân chủ lưu vong ở Pháp. Bắt đầu từ đây, cô ta trong vai trò của một dân chủ có học thức đã có nhiều những bài nói và viết có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Gần đây, cô ta còn kêu gọi thành lập một tổ chức có tên là “liên minh chính trị” ở hải ngoại.
Nguyễn Thị Từ Huy
Câu hỏi mà chúng ta đặt ra ở đây là việc làm này nhằm mục đích gì? Phải chăng khi đã có một chút học hàm, học vị, kiến thức về văn chương thì cô ta thể hiện cho tất cả mọi người biết hoặc để quảng bá hình ảnh, tên tuổi của mình với thế giới… Thời gian hoạt động tại pháp và những kiến thức cpóp nhặt được ở nước Pháp, cô ta có thể là một cầu nối giữa nước Pháp, thế giới với Việt Nam, làm cho nhân dân Pháp và nhân dân tiến bộ trên thế giới hiểu sâu hơn về đất nước, con người Việt Nam. Từ đó, có thể lôi kéo được nhiều nhà doanh nghiệp Pháp, thậm chí cả Chính phủ Pháp và các nước phát triển (phương Tây),… đầu tư làm ăn với Việt Nam nhiều hơn. Đây là việc làm thiết thực của một cá nhân nhỏ bé cho quốc gia, dân tộc. Thế mà cô ta không làm, lại làm những việc chống phá Đảng và Nhà nước làm hại đến lợi ích của đất nước Việt Nam.

Thực tiễn lịch sử ở nước ta là minh chứng hùng hồn, sống động nhất để đẩy lui mọi sự chống phá của các thế lực thù địch. Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện bị bao vây, cấm vận. Vậy mà các thế lực thù địch, lực lượng phản động vẫn không thể cản trở bước tiến của dân tộc. Từ năm 1975 đến nay, bọn phản động người Việt Nam lưu vong ở nước ngoài đã thành lập được các tổ chức chính trị: Năm 1982, một liên minh chính trị, gồm: Đảng Việt Tân của Hoàng Cơ Minh (Mỹ), tổ chức Phục Hưng Việt Nam của Trần Văn Sơn - nhà văn Trần Bình Nam (Mỹ) và nhóm Việt Nam Tự Do của Đỗ Thông Minh, Ngô Chí Dũng (Nhật), không được bao lâu liên minh này tan rã. Tiếp theo, đầu thập niên 90, tổ chức Phục Hưng Việt Nam liên minh với tập hợp Dân Chủ Đa Nguyên của Nguyễn Gia Kiểng, nhưng rồi liên minh này cũng nhanh chóng tan rã. Tại sao các liên minh này nhanh chóng tan ra? Câu trả lời chắc hẳn ai cũng biết. Bởi lẽ, các tổ chức này đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc Việt Nam. Nội bộ liên minh thì thường xuyên tranh giành địa vị chủ tịch, phó chủ tịch và vai trò, vị trí của tổ chức mình,… chỉ vì một chức tước hữu danh vô thực. Khi không đạt được mục đích thì các tổ chức trong liên minh sẵn sàng đấu đá, làm mất thanh danh của nhau kết cục là tan rã.

Vậy nên, cái gọi là “liên minh” mà cô ta kêu gọi kia cũng sẽ chung số phận như thế, Cái ““sáng kiến” ấy chỉ là ảo tưởng mà thôi.

XUÂN VIỆT
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét