VÀI LỜI VỚI GIÁO SƯ TƯƠNG LAI VỀ NGHỊ QUYẾT TW4, KHÓA XII

Một trong những điểm nổi bật trong kì hội nghị Trung ương Đảng vừa qua đó là trung ương Đảng đã thống nhất ban hành Nghị quyết TW4, khóa XII về phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Đây là Nghị quyết đáp ứng sự mong mỏi của toàn Đảng, toàn dân kéo theo niềm hi vọng với thực hiện thành công Nghị quyết sẽ góp phần đẩy lùi nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ Đảng, giúp tăng cường và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng.

Ấy thế nhưng, với một số người họ vẫn cố tình phủ nhận những nỗ lực này của Đảng, thậm chí họ còn tìm cách xuyên tạc Nghị quyết. Điển hình như giáo sư Tương Lai, khi trả lời phỏng vấn đài BBC ông cho rằng Nghị quyết TW4 Khóa XII là một sự bế tắc về lý luận và có nhiều điểm sai trái. Là một người quan tâm tới các vấn đề chính trị xã hội, xin mạnh dạn trao đổi, phản biện với GS Tương Lai về những điểm mà ông nêu ra.


Trước hết GS Tương Lai phủ nhận vấn đề “tự diễn biến”, ông cho rằng đây là một sự hoang tưởng về ngôn từ và trên thực tiễn không có vấn đề “tự diễn biến”. Đồng thời ông cho rằng việc Đảng khẳng định “tự diễn biến” có thể dẫn tới sự sụp đổ của chế độ là điều hoàn toàn không có thực.

Tuy nhiên, cần thưa với GS Tương Lai rằng, vấn đề “tự diễn biến” là vấn đề có thực. Và cũng không phải cho đến nay, Đảng mới đề cập tới vấn đề “”tự diễn biến”. Đã từ nhiều kì Đại hội trước, Đảng đều đã chỉ ra các biểu hiện của tự diễn biến và đề cao cảnh giác với vấn đề này.

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986 trong phần đánh giá về khuyết điểm, tồn tại Đảng đã chỉ rõ: “Tình trạng buông lỏng chuyên chính vô sản thể hiện ở nhiều khuyết điểm trong cải tạo XHCN, quản lý kinh tế xã hội, đấu tranh tư tưởng, văn hóa và trong việc chống lại những âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ thù” … Trong các đảng bộ và các cấp ủy có sự vi phạm nguyên tắc Lêninnít trong sinh hoạt đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, toàn Đảng phục tùng TƯ”

Tiếp đó Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng năm 1991 đánh giá: “Sự suy thoái về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên rất nghiêm trọng. Tình trạng mất đoàn kết nội bộ xảy ra trong nhiều tổ chức Đảng. Trong Đảng vừa có những biểu hiện bảo thủ, không chịu đổi mới vừa có khuynh hướng đổi mới nóng vội, rập khuôn cách làm của nước khác, cũng có cả tư tưởng dao động, cơ hội về chính trị. Phương thức lãnh đạo chậm được đổi mới, tình trạng cấp ủy Đảng ở nhiều địa phương, nhiều cơ sở bao biện, làm thay công việc của chính quyền vẫn chưa được khắc phục căn bản, đồng thời đã xuất hiện những biểu hiện buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng” Tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII năm 1996, Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Điều đáng lo ngại là không ít cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, tha hóa về phẩm chất đạo đức; sức chiến đấu của một bộ phận tổ chức cơ sở Đảng bị suy yếu”

Trong Báo cáo của Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII về các văn kiện tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ngày 19/4/2001, đồng chí Lê Khả Phiêu đánh giá: “Điều cần nhấn mạnh là: tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lôi sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân”

Như vậy vấn đề “tự diến biến” là có thực, nó không phải là một sự hoang tưởng về ngôn từ như GS Tương Lai nói. Và “tự diễn biến” hoàn toàn có thể là một nguy cơ đối với chế độ vì nó làm suy giảm năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, làm suy giảm niềm tin của các tầng lớp nhân dân. Chính Lê Nin đã từng khẳng định: Không ai tiêu diệt được chúng ta ngoại trừ chính chúng ta. Và bài học từ sự sụp đổ của chế độ XHCN tại Liên Xô, Đông Âu đã chứng minh rất rõ hậu quả của “tự diễn biến”. CHưhính vì vậy việc Đảng ban hành Nghị quyết TW4, khóa XII nhằm ngăn chặn vấn đề này là cần thiết chứ thưa GS Tương Lai, sao giáo sư lại cho rằng đó là sự hoang tưởng và bế tắc về lý luận được.

Điểm thứ hai GS Tương Lai cho rằng, nếu có “tự diễn biến” thì đó là sự tự chuyển biến theo qui luật phủ định của phủ định, là qui luật tự thân của sự vật-hiện tượng do đó không cần phải chống.

Ông nói: "Nếu một cơ thể mà không tự chuyển biến, tự diễn biến, thì đó là một cơ thể chết. Xã hội cũng vậy, một xã hội muốn phát triển phải tự vận động và trong quá trình vận động đương nhiên phải có chuyển biến.

"Cái cũ bị cái mới thay thế, cái mới ra đời từ cái cũ, vân vân. Thì đấy là tự chuyển hóa, chuyển biến. Do đó đứng về mặt ngôn từ thì đó thể hiện là sự không chuẩn xác, bế tắc về lý luận.

Thật ra đây là một sự đánh tráo khái niệm và vấn đề của GS Tương Lai, vấn đề “tự diễn biến” tuyệt nhiên không thể đồng nhất với sự tự chuyển biến theo qui luật phủ định của phủ định dược. Sự tự chuyển biến là vấn đề khách quan, là sự tích tụ về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất, là sự xuất hiện cái mới trên nền cái cũ để phủ định cái cũ nhưng theo xu hướng tiến bộ hơn. Còn vấn đề “tự diễn biến” hoàn toàn khác. Đó cũng là sự tự vận động bên trong nhưng lại theo chiều hướng tiêu cực, đi xuống, tạo ra những thứ mới phản tiến bộ, phản khoa học hơn so với cái cũ. Do đó, không thể đồng nhất “tự diễn biến” với sự chuyển biến của sự vật, hiện tượng theo cách hiểu của GS Tương Lai được.

Chưa dừng lại ở đó, GS Tương Lai tiếp tục phê phán một số điểm trong Nghị quyết về các biểu hiện của sự “tự diễn biến” như tam quyền phân lập, kinh tế thị trường định hướng XHCN.

GS Tương Lai cho rằng việc đưa việc đòi thực hiện tàm quyền phân lập là biểu hiện tự diễn biến chứng tỏ Đảng Cộng sản Việt nam tụt lùi về lý luận, đi ngược lại lịch sử. Tuy nhiên, về điểm này, có lẽ GS Tương Lai đã hiểu không hết ý Nghị quyết, ở đây Nghị quyết lên án là lên án những tiếng nói đòi áp dụng máy móc mô hình tam quyền phân lập của các nước phương Tây mà không phù hợp với thực tiễn Việt Nam còn những điểm tiến bộ của mô hình này Việt Nam vẫn phải tiếp thu.

Hay như vấn đề kinh tế thị trường, ông Tương Lai cũng đã đánh tráo khái niệm để tuyên truyền khi cho rằng Đảng xem những ai nói đến kinh tế thị trường là suy thoái. Rõ ràng không có chuyện này, Đảng chỉ phê phán và lên án những ai cố tình phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, đòi xác lập nền kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa chứ Đảng không đánh đồng những ai nói về kinh tế thị trường là suy thoái.

Rõ ràng không biết là do vô tình, hiểu chưa hết về nội dung tinh thần Nghị quyết hay hiểu mà cố tình xiên xẹo nhưng những điểm mà GS Tương Lai nêu ra có nhiều điểm rất thiếu tính thuyết phục. Xin trao đổi lại với GS.

VIỄN
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét