Nguyễn Quang A |
Chiến dịch chống phá Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí, thù địch Nhà nước Việt Nam cả trong và ngoài nước không chỉ diễn ra trước thời điểm Đại hội, trong lúc Đại hội mà nó còn kéo dài một thời gian sau Đại hội. Với thành công của Đại hội XII, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục giữ vững vai trò lãnh đạo, Việt Nam tiếp tục kiên định con đường tiến lên CNXH đã khiến cho các tổ chức, cá nhân trên tức tối và họ tiếp tục thực hiện các chương trình, chuyên mục nhằm chống phá Đảng. Điển hình như Chương trình Bàn tròn thứ Năm của BBC vừa qua với chủ đề “chia sẻ quyền lực và cạnh tranh chính trị” đã thực sự là một diễn đàn cho một số nhà “dân chủ” trong và ngoài nước tuyên truyền nhiều quan điểm sai trái, thù địch nhằm vào Đảng như ông tiến sĩ Hà Hoàng Hợp từ Sinh ga po hay Nguyễn Quang A, người cầm đầu cái gọi là Diễn đàn xã hội dân sự.
Trong Chương trình này, như một con bò nhai đi nhai lại, Nguyễn Quang A lại lớn tiếng cho rằng để có cạnh tranh chính trị thực sự ở Việt Nam thì Việt Nam phải chấp nhận đa nguyên, đa đảng.
Nguyễn Quang A lớn tiếng: "Theo tôi, nền chính trị của một nước chỉ có thể lành mạnh nếu có cạnh tranh chính trị lành mạnh giữa các đảng. Hay nói một cách khác, Việt Nam muốn phát triển, phải có đa đảng và chừng nào mà Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn cứ giữ khư khư lấy cái quyền của mình và ngăn chặn, cản trở việc hình thành các đảng khác, không tạo điều kiện cho các đảng khác phát triển, thì đường của Việt Nam vẫn lẩn quẩn như từ xưa đến nay mà thôi...”
Ai chẳng biết ý đồ của Nguyễn Quang A là muốn Việt Nam đa nguyên, đa đảng để những người thuộc giới “dân chủ” như Nguyễn Quang A có điều kiện công khai hóa và hợp pháp hóa các tổ chức hội nhóm bất hợp pháp chống đối chính quyền. Từ đó gây rối loạn xã hội, gây mất ổn định chính trị tiến tới thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Cần nhắc lại rằng đa nguyên, đa đảng nó không phải là động lực, không phải là cứu cánh cho sự phát triển. Có nước chỉ một Đảng lãnh đạo những vẫn là quốc gia cực kỳ phát triển với một nền chính trị ổn đinh, lành mạnh. Còn có những nước cũng đa đảng nhưng vẫn thuộc loại kém phát triển, xã hội bất ổn liên miên. Việc lựa chọn thể chế chính trị một đảng hay đa đảng là tùy thuộc vào đặc thù lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa của từng quốc gia, không hề có một mẫu số chung nào.
Thể chế chính trị một Đảng lãnh đạo của Việt Nam là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử và nhân dân Việt Nam. Thực tiễn lịch sử hơn 80 năm qua đã chứng minh rõ điều đó.
Để biện hộ thêm cho luận điểm của mình, Nguyễn Quang A còn nêu các trường hợp như Nguyễn Hữu Vinh Ba Sàm hay Cù Huy Hà Vũ ra ứng cử nhưng không thành công. Điều đó chứng tỏ Việt Nam mất dân chủ, không có cạnh tranh chính trị bình đẳng.
Thật là nực cười cho Nguyễn Quang A. Cả nhân dân Việt Nam đều biết rõ Nguyễn Hữu Vinh và Cù Huy Hà Vũ đều là các đối tượng chống đối chính quyền, vi phạm pháp luật. Vì thế, không hề có chuyện khó hiểu khi các nhân vật này ra ứng cử mà không trúng cử. Nếu các nhân vật này mà trúng cử thì chắc có ngày họ bán cả đất nước đi.
Rõ ràng, nói đi nói lại, luận điệu của những người như Nguyễn Quang A vẫn là muốn cổ súy cho các nhân vật chống đối chính quyền, cổ súy cho đa nguyên đa đảng để hướng tới mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thay đổi chế độ chính trị tại Việt Nam.
Nếu gọi đó là cạnh tranh chính trị thì đất nước này chỉ có nước rơi vào loạn lạc.
Tiến Tài
0 nhận xét:
Đăng nhận xét