SUY NGẪM VỤ CÔNG AN HUYỆN ĐÔNG ANH HÀNH HUNG PHÓNG VIÊN

Ngày 23/9, xảy ra một vụ việc xô xát tại cầu Nhật Tân giữa phóng viên Trần Quang Thế của Báo Tuổi Trẻ công tác tại văn phòng ở Hà Nội với một nhóm nghi là công an của huyện Đông Anh. Vụ việc ày đã gây bức xúc dư luận, làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của lực lượng Công an nhân dân. Công an thành phố Hà Nội và Công an huyện Đông Anh đang điều tra, xác minh để làm rõ nhân thân của những người hành hung phóng viên và xử lý theo đúng quy định.
Hiện trường vụ án nơi xảy ra xô xát giữa phóng viên với cán bộ công an

Khi thông tin chưa được kiểm chứng rõ ràng, những đối tượng xấu lại được phen xuyên tạc, nói xấu lực lượng Công an, kích động tạo ra mâu thuẫn giữa nhà báo với công an. Để đánh giá rõ ràng sự việc thì cần nhìn nhânj từ nhiều khía cạnh khác nhau, cũng giống như điều tra một vụ án thì chúng ta không thể dựa vào một tình tiết nhỏ lẻ để kết luận cả nội dung vụ án đó được.

Vụ việc xô xát xảy ra khi Công an huyện Đông Anh đang tiến hành khám nghiệm hiện trường một vụ tự tử trên cầu Nhật Tân, nạn nhân đã cắt vào tay chân mình 5 -6 vết nhưng không chết nên đã nhảy từ trên cầu xuống đất dẫn tới tử vong. Khi cán bộ điều tra đang tiến hành thì những người hiếu kỳ bao gồm cả người dân bình thường và đội ngũ phóng viên tác nghiệp quan sát, quay phim, chụp ảnh và còn đi vào cả hiện trường nữa. Vì vậy, việc xô xát là không tránh khỏi. Để xảy ra sự việc đáng tiếc, gây dư luận xã hội này cũng phải lên án mạnh mẽ từ cả hai bên:

Về phía cán bộ nghi là Công an huyện Đông Anh tại hiện trường
Có thể nói cán bộ trong vụ việc này đã hành động không đúng, xử lý tình huống thực tế chưa linh hoạt, vẫn cứng nhắc. Hiện trường vụ án là địa điểm quan trọng, chứa đựng nhiều chứng cứ quan trọng cần được bảo vệ tính nguyên vẹn, đảm bảo giá trị chứng minh của nó. Nếu công tác bảo vệ cũng như khám nghiệm hiện trường không tốt, đồ vật, tài liệu, dấu vết tại hiện trường bị xáo trộn, biến dạng, hư hỏng thì vụ án sẽ khó được điều tra làm rõ. Theo quy định của pháp luật, lực lượng điều tra và những cán bộ được huy động có trách nhiệm bảo vệ hiện trường vụ án, không để cho những người không phận sự đi vào khu vực đang tiến hành khám nghiệm. Nếu người nào cố tình đi vào thì có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế để ngăn không cho họ cản trở việc điều tra.
Ở đây, những cán bộ xô xát với anh phòng viên Thế đã áp dụng cứng nhắc quy định pháp luật, chưa thực sự linh hoạt. Đa phần các cán bộ trong clip có tuổi đời rất trẻ, thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp, chịu sức ép lớn từ việc bảo vệ hiện trường khi có đông người qua lại nên đã không kiềm chế được hành động dẫn đến hành xử không đúng với phóng viên báo chí.
Việc sử dụng vũ lực để cưỡng chế người ngoài ra khỏi hiện trường vụ án là hành động không cần thiết và thiếu tinh tế. Những người này muốn vào hiện trường để ghi hình, chụp ảnh và viết bài về vụ việc này chứ không hề có ý định phá hoại hiện trường, không cản trở công việc của lực lượng điều tra. Vì vậy, việc cán bộ có hành động đánh phóng viên là không đúng và cần phải xử lý nghiêm để không tạo tiền lệ xấu.

Về phía phóng viên Trần Quang Thế của báo Tuổi Trẻ
Cũng thật may mắn cho anh chàng này khi những cán bộ đó còn nói chuyện nhã nhặn và sự xô xát chỉ dừng lại ở mức độ nhẹ. Với kiểu cứng đầu và lời lẽ kích động, khiêu khích như vậy mà gặp các đàn anh đàn chị xã hội thì anh phóng viên này chắc đã được “hạ thổ” rồi, chứ đừng nói đến việc gửi đơn tố cáo lên các cơ quan chức năng.
Làm việc trong một tờ báo uy tín và về mảng pháp luật thì đáng lý ra phóng viên Trần Quang Thế phải hiểu rõ quy định của pháp luật. Việc ra vào hiện trường vụ án phải được sự đồng ý của lực lượng điều tra, kể cả anh này có giơ thẻ hành nghề nhà báo ra thì cũng không được tự ý đi lại như vậy. Khi cán bộ mời ra ngoài thì phải chấp hành chứ, đằng này lại ngang ngược cố tình gây khó dễ cho lực lượng điều tra, bất chấp việc giải thích, khuyên bảo của một cán bộ mặc quân phục.
Hành động của phóng viên Trần Quang Thế cũng không đúng với chuẩn mực của nghề nhà báo. Anh chàng này đi lại tự do, quay phim, chụp ảnh mà không được sự đồng ý của lực lượng điều tra, chỉ đến khi yêu cầu xuất trình giấy tờ tuy thân thì anh này mới giơ thẻ nhà báo ra, đáng lý đây là hành động đầu tiên khi bược chân vào hiện trường vụ án.
Như vậy, xét về nhiều khía cạnh thì việc xô xát này là nguyên do của sự mất bình tĩnh, của hành xử không đúng đến từ cả hai bên. Đối với các cán bộ thì cần xử lý nghiêm theo quy định, không để tình trạng này tái diễn làm xấu đi hình ảnh của chiến sĩ Công an. Đối với nhà báo Trần Quang Thế thì cũng cần xem xét lại thái độ, cách hành xử khi tác nghiệp, quyền lực của báo chí là rất lớn nhưng cũng không được bừa bãi, cậy mình là nhà báo thì thích làm gì cũng được, tất cả đều phải dựa trên chuẩn mực mà pháp luật đã quy định.

CÔNG LÝ
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét