"NHẤT LÁC" LẠI MUỐN ĐI TÙ

Sáng 23-9 vừa rồi, phóng viên Quang Thế (báo Tuổi trẻ) đến cầu Nhật Tân chụp ảnh vụ một tài xế taxi tử vong dưới chân cầu đã bị một “ông” công an đấm cho chảy máu mồm.

Coi lại video và hình chụp thì thấy với trường hợp Quang Thế đúng là phản cảm. Nếu nâng quan điểm, theo Hiếp pháp và Luật Hình sự, Luật Báo chí thì “ông” công an đó đã vi phạm nhân quyền, phạm pháp. Tất nhiên cũng phải xem xét cái nguồn cơn của hành động vì không ai tự dưng đi đánh người, “không có lửa làm sao có khói”.

Ngay chiều 23-9, Thượng tá Phạm Nam Thắng, Đội trưởng Đội CSHS Công an huyện Đông Anh, đã đến Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội thay mặt đơn vị xin lỗi báo Tuổi Trẻ và Trần Quang Thế. Hội Nhà báo Việt Nam đã đánh công văn gửi công an TP. Hà Nội yêu cầu “khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm minh”. Giám đốc Công an TP Hà Nội cam kết sẽ “xử nghiêm”; thậm chí cả ông Chủ tịch Hà Nội cũng chỉ đạo Công an Thành phố điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Với phạm vi cả nước thì ngày nào, ngành nào, lĩnh vực nào cũng có chuyện không hay xảy ra, việc có ông công an nào đó có thái độ và hành động thái quá khi công tác bị người khác làm vướng cẳng đúng là có sai trái nhưng cũng chẳng phải là chuyện “trời sập”. Thái độ và hành động xử lý vụ việc của các cơ quan và cá nhân có trọng trách cũng đã rất kịp thời và nghiêm minh như viết ở trên, tưởng không còn gì phải nói nữa, chỉ cần đợi kết quả ra sao thôi. Vậy mà trên báo Tuổi trẻ, mục “Chuyện thường ngày”, có Bút Bi đã “sáng tác” một chuyện tếu “Gương mặt và năm đấm” ám chỉ chuyện bị đấm “chảy máu mồm” trên:


Chuyện không hay ở chỗ, từ chửi tục (ĐM) mà Bút Bi dùng để thể hiện tính côn đồ của công an được “chơi” bằng hai chữ “Đan Mạch” như trên. Với tiếng Việt Đan Mạch là tên một nước. Một tờ báo lớn của một nước văn minh dùng tên nước người ta thay cho từ chửi tục thì cả người viết lẫn tổng biên tập duyệt in bài như báo Tuổi trẻ có phải là cách làm của những kẻ bụi đời, không có một sợi văn hóa nào không?
Đặc biệt thằng “Nhất lác” thề hiện tính lưu manh, hỗn láo vô cùng tận khi bu vào, khoái chí góp ý cho báo Tuổi trẻ thế này: “Chuyện nước mình, không nên lôi Đan Mạch vào thế. Là Đỗ Mười. Đỗ Mười, chứ không phải Đan Mạch- Tuổi Trẻ ạ!”. Nghĩa là theo “Nhất lác” nên thay từ chửi tục “Đan Mạch” bằng “Đỗ Mười”. Vô cớ xúc phạm bất kỳ một ai cũng là phạm pháp, là láo xược và lưu manh, huống hồ Đỗ Mười là nguyên TBT Đảng, về tuổi, ông là một ông lão tròn 100 (ông sinh năm 1917).

Chuyện “Nhất lác” hỗn láo vì lưu manh chính trị, luôn kiếm cớ chống đối như trên không phải chuyện lạ, xem lại những điều tôi viết về “Nhất lác” thấy cũng có hai chuyện đăng lại có thể góp vui văn nghệ được.

Trong một bài tôi đã viết:
“Một trong những phẩm chất quan trọng nhất của nhà báo là trung thực nhưng không ít lần Nhất có cái nhìn xuyên tạc, đểu cáng. Khi có một hình ảnh một thầy giáo cúi xuống tỏ thái độ quan tâm đến một em học sinh vì em thấp do khuyết tật phải ngồi trên xe lăn, trong dịp bà Phó Chủ tịch nước đến thăm trường nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, chính bà Doan cũng phải khom xuống. Nhưng Nhất lại nhìn “lác” ra thế này: “Trên bục, trước hàng nghìn học sinh, một thầy giáo cà vạt vét tông phẳng phiu chắp hai tay cúi gập mình trước bà Doan… Một hình ảnh hèn mạt về tư thế người thầy”. Hòa Bình đã phải cáu lên chửi Nhất là thằng “đốn mạt”!

Trong vụ Nick Vujicic, khi Nick kết thúc bài diễn thuyết, bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đến bên Nick chúc mừng, tặng quà lưu niệm, “Nhất lác” viết thế này:

“Nick Vujicic đã không chỉ truyền dạy cho lớp trẻ nghị lực sống, mà còn dạy cho bà Phó Chủ tịch nước Việt bài học lớn quá xấu hổ và đầy mai mỉa về văn hóa ứng xử”. Bởi có chuyện buổi diễn thuyết tại Mỹ Đình (Hà Nội) bị mưa, Nick Vujicic không chịu cho người cầm dù che, chịu ướt hào hứng giao lưu, diễn thuyết trong mưa. Bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan bước lên khán đài trao tặng Nick Vujicic một tấm chân dung Bác Hồ, có hai người cầm dù che mưa. Nhất viết: “Tôi thấy xấu hổ cho bà Doan. Bà có biết người tàn tật phải là người được ta giúp đỡ che chở trước. Bà là người tay chân lành lặn sao lại phải có người che ô cho mình, trong khi đứng đấy suốt trời mưa, một người tàn tật như Nick lại ‘ dầm mưa’ để nói về sự chở che nhân ái của con người với nhau?”

Về việc này Hiệu Minh cũng viết: "Bà Doan chưa được học về lễ ngoại giao tối thiểu. Nếu anh Nick không dùng ô thì bà cũng không nên nhờ người khác che ô".

Tôi đã tức giận trước bọn lưu manh chữ nghĩa này nên viết:

“Chúng mày phải biết bà Phó Chủ tịch nước là một yếu nhân, có tiêu chuẩn bảo vệ, dạng như Đức Giáo Hoàng, các nguyên thủ buộc phải đi bằng xe chống đạn, có vệ sĩ hộ tống, bảo vệ. Về con người, bà Doan là phụ nữ, mưa ướt quần áo sẽ rất khó coi trước đám đông; về tuổi, bà là một bà già, mưa lạnh rất độc, có thể làm người cao tuổi cảm lạnh, thậm chí có thể chết bất đắc kỳ tử vì đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim nếu bị huyết áp cao! Còn Níck là người khiếm khuyết chứ không phải tật nguyền, anh chàng còn trẻ và rất khỏe. Anh chàng đang diễn thuyết cũng như đang diễn, đang chơi bóng vậy, mưa ướt không sao cả, chỉ làm tăng ấn tượng tốt cho anh chàng mà thôi, nên Nick đã không cần che dù! Nên viết như trên thì thật là một lũ mất dạy, bố láo, lưu manh, ngu xuẩn; sâu bọ rắn rết mà đòi nói chuyện đạo lý, văn hóa!”

Tất nhiên, với tinh thần phản biện, nếu Nhất có chứng cớ, lý lẽ hoàn toàn có quyền viết phê phán Nguyên TBT Đỗ Mười, như ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên UVTƯĐ, nguyên Phó Ban Tuyên giáo đã và đang viết loạt bài phản biện đăng trên báo chính thống mà bọn xuyên tạc bảo là ông “chửi Đảng”. Với tôi thì ông Hoàng có nhiều ý đúng, còn hay thì tôi thấy cũng bình thường vì tất cả những ý của ông đã nhiều người viết rải rác ở khắp các sách báo, ngay tôi đây cũng đã viết nhiều trước ông từ lâu. Cái đáng quý là ông xưng danh nghĩa là ông chịu trách nhiệm. Có điều với một thằng dốt nát, “một thằng tù” vì quấy rối và xuyên tạc như “Nhất lác” thì yêu cầu nghiêm túc của tôi nói trên đối với “Nhất lác” vô lý quá!

ĐÔNG LA
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét