NHỮNG LÃO GÌA XÉT LẠI

Hôm qua Viễn tôi vừa bàn tới chuyện của ông Nguyễn Khắc Mai, mặc dù tự xưng là trí thức, là minh triết nhưng bản chất chỉ là một kẻ cơ hội, xét lại thì hôm nay đọc được bài viết “Bàn về uống nước và ăn quả” của ông Nguyễn Đình Cống, lại thấy những kẻ cơ hội, xét lại như ông Nguyễn Khắc Mai không chỉ cá biệt, ông Nguyễn Đình Cống cũng là một người như thế.


Đọc cái tít bài, chắc nhiều người đã đoán trước được ông Nguyễn Đình Cống định nói gì. Ông cho rằng, người dân Việt mình hay viện dẫn câu nói “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để từ đó tuyên truyền về công lao của Đảng, của Bác Hồ, để mọi người phải luôn tin và nghe theo Đảng. Và qua cách viết, người ta thấy rõ tư tưởng cơ hội chính trị và xét lại của ông.
Ông Nguyễn Đình Công viết:

“Quan trọng nhất, được nhiều người nhắc đến nhất là đưa dân tộc thoát vòng nô lệ, là độc lập, thống nhất. Để làm được việc này VN phải mất 30 năm chiến tranh với không biết bao nhiêu hy sinh, đổ nát, thù hận và để lại vô cùng nhiều các hệ lụy. Chiến tranh, vì độc lập thống nhất thì ít mà vì ý thức hệ nhiều hơn.”

Toát lên trong câu chữ của ông đó là ông phủ nhận ý nghĩa của hai cuộc kháng chiến thần thánh chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. Ông cho rằng, hai cuộc kháng chiến đó là không cần thiết, thậm chí là đã kéo theo nhiều hệ lụy, hi sinh và đổ máu. Vì lẽ đó, hai cuộc kháng chiến đó không nên được coi là thành quả của cách mạng, không nên được coi là công lao của các thế hệ cha anh đi trước, không nên là công lao lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu.

Với một người đã từng là đảng viên, đã từng làm công tác giảng dạy tại một trường đại học lớn như ông Nguyễn Đình Cống mà có thể lớn tiếng phủ nhận hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Thử hỏi ông Nguyễn Đình Cống rằng, nếu không có hai cuộc kháng chiến đó thì thân phận dân tộc, đất nước này sẽ đi đâu về đâu, liệu rằng hai chữ độc lập và tự do có thực sự đến với người dân Việt Nam.

Cuộc chiến tranh xâm lược của người Pháp, người Mỹ đối với Việt Nam là có thật. Chính người Pháp, người Mỹ và thậm chí cả thế giới đều đã thừa nhận điều đó. Cả thế giới cũng nghiêng mình, ngả mũ kính phục trước sự anh hùng, quả cảm bất khuất của dân tộc Việt Nam. Cái tên Việt Nam bay cao bay xa trên trường quốc tế cũng một phần lớn gắn liền với hai cuộc kháng chiến đó. Vậy mà ông Nguyễn Đình Cống có thể lớn tiếng phủ nhận tất ca những điều đó giống như những phân tử chống Cộng cực đoan, nghĩ mà buồn lắm thay.

Anh linh các liệt sĩ đã hi sinh và ngay cả các thương bình trên khắp đất nước này sẽ buồn biết bao nếu biết có những người như ông Nguyễn Đình Cống, ăn quả mà không hề nhớ kẻ trồng cây.

Không những phủ nhận ý nghĩa của hai cuộc kháng chiến, cái nhìn xét lại của Nguyễn Đình Cống còn phủ nhận cả ý nghĩa của cách mạng tháng Tám. Tất nhiên, luận điểm của ông cũng chẳng có gì mới, đó là Việt Nam đã độc lập dưới thời Bảo Đại và Trần Trọng Kim, do đó không cần thiết phải làm cách mạng tháng Tám.

Nguyễn Đình Cống viết: “Vào năm 1945, sau khi Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập ngày 12 tháng 3, sau khi Nhật đầu hàng ngày 15 tháng 8, nếu Việt Minh không làm CMT8 mà hợp tác với Chính phủ Trần Trọng Kim, từ bỏ con đường CS, thì đã có cơ hội đạt được độc lập thống nhất trong hòa bình như nhiều nước trong khu vực, tuy có thể chậm vài năm.”

Phủ nhận kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ rồi xổ toẹt cả cách mạng tháng Tám, đủ thấy những ông già như Nguyễn Khắc Mai hay Nguyễn Đình Cống là kẻ cơ hội, xét lại như thế nào.

Buồn thay cho những ông già xét lại. Có lẽ cứ đến cuối đời, tuổi cao đâm hay suy nghĩ lẩn thẩn nên mới có những cái nhìn méo mó như thế.

VIỄN
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét