CHUYỆN ANH PHÓNG VIÊN TRẦN QUANG THẾ BỊ ĐÁ ĐÍT!

Báo mạng thời a dua, a tòng!

Thật đáng buồn cho báo mạng, bởi cách giật tít, câu view quá đáng của họ đã làm ảnh hưởng đến uy tín của nghề báo, tuổi đời của nghề báo, và ảnh hưởng luôn đến các lĩnh vực báo chí xuất bản khác. Một hình ảnh méo mó nhất đã hiển hiện về tư cách đạo đức của những người viết báo cũng như những nhà báo khi chưa kịp suy nghĩ chín chắn đã vội vàng đưa ra những kết luận chụp mũ người khác. Hành động này há phải là hành động của những kẻ khôn ngoan.

Lão rất buồn, bởi sau sự việc gã phóng viên Trần Quang Thế của Báo Tuổi Trẻ công tác tại văn phòng ở Hà Nội với một nhóm nghi là công an của huyện Đông Anh bị “đá đít” hôm 23/9. Khi chưa tìm hiểu đầu cua tai nheo ra sao, ngay lập tức khi clip được gã phóng viên này đăng lên, hàng loạt các trang mạng đã nhảy bổ vào viết bai bênh vực, bình luận, thâm chí đề nghị truy tố mấy anh công an huyện Đông Anh vì hành hung nhà báo? Trong khi nội tình sự việc như thế nào, những người viết bài bỏ ra ngoài tai, không thèm quan tâm đến. Đáng buồn hơn, gã Luật sư Nguyễn Anh Tuấn còn cho rằng, chiến sỹ công an đánh phóng viên khi đang tác nghiệp là vi phạm “Sáu điều Bác Hồ dạy CAND”, vi phạm quy định tại Điều 20 của Hiến pháp. Thậm chí trích luôn Điều 104 Bộ luật Hình sự về tội “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” và Điều 7, Nghị định số 159 ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về “Hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí”. Hội Nhà báo Việt Nam cũng ngay lập tức gửi công văn đến Công an thành phố Hà Nội, đề nghị xử lý nghiêm vụ hành hung nhà báo, những việc làm tổng hợp trên như thể nhà báo đang trở thành một nghề hót, quyền lực đầy mình, thậm chí trở thành ông giời con ở Việt Nam hiện nay. Và cũng bởi quan niệm rằng nhà báo có quyền lực vạn năng như vậy, nên nhiều nhà báo trẻ bây giờ coi trời bằng vung, đứng trên cả pháp luật.

Chính vì cứ nghĩ rằng nhà báo là ông trời con, thế nên mới dẫn đến chuyện gã nhà báo thử việc Tống Văn Đạt tại Báo Tuổi trẻ Thủ Đô, một gã trẻ trâu vắt mũi chưa sạch, đi bú riệu say mềm về gây sự và nằm ăn vạ công an quận Hà Đông, mời đọc thêm: 
https://nendanchu2012.wordpress.com/2015/06/23/da-ro-mat-phong-vien-tong-van-dat/

Hành vi ăn vạ của phóng viên Tống Văn Đạt (nguồn: internet)

Hay sự việc của phóng viên Thanh Tàu – báo Hà Nội Mới tại TP.HCM sau khi bú riệu say mềm, đã có hành vi cản trở người thi hành công vụ, không mang thẻ nhà báo và có những hành vi vi phạm pháp luật khi tác nghiệp bằng điện thoại di động đã vu cáo công an P.11, Q.Gò Vấp, TP.HCM hành hung khi tác nghiệp tại hiện trường vụ tai nạn giao thông xảy ra đêm 10/9/2015.
Phóng viên Thanh Tàu báo Hà Nội mới tại Tp. HCM

Rồi mới đây nhất là chuyện anh phóng viên Lê Văn Tuấn cộng tác với 1 tạp chí, trú tại xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân điều khiển phương tiện trong tình trạng say xỉn rồi tông thẳng xe ô tô vào cổng rào chắn của UBND tỉnh Thanh Hóa vào chiều ngày 26-9-2016. Sau khi gây chuyện, gã này xuất trình thẻ phóng viên đã hết hạn, đồng thời có thái độ xấc xược với lực lượng chức năng đang thực thi pháp luật.
Phóng viên Lê Văn Tuấn chống tay lí sự với công an

Qua một loạt các gương mặt điển hình vi phạm tư cách nhà báo trên, ngẫm lại sự kiện của phóng viên Trần Quang Thế có thể thấy rằng “đạo đức của một số nhà báo hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng” điều này ảnh hưởng đến chất lượng, và uy tín cũng như độ xác thực của báo chí.

Quay lại chuyện phóng viên Thế bị đá đít, lão có đôi dòng:

Thứ nhất, các ứng xử của phóng viên Thế chưa đúng mực, thậm chí có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chống người thi hành công vụ. Bất cứ ai am hiểu pháp luật đều biết rằng, hiện trường vụ án đang được bảo vệ là nơi nghiêm cấm bất cứ cá nhân, tập thể nào không có liên quan được đến gần, kể cả phóng viên, trừ trường hợp đặc biệt. Thế nhưng anh phóng viên trên khi được giải thích cặn kẽ, được yêu cầu chấp hành quy định thì lại lợi dụng danh nghĩa nhà báo để quấy rối, cố tình lao vào hiện trường, nơi cơ quan công an đang điều tra. Thậm chí phóng viên Thế còn có lời lẽ xúc phạm đến lực lượng thực thi pháp luật, có thế mới bị đá đít. Cũng may là mới chỉ bị ăn đá, còn nếu với kiểu đạo đức nghề nghiệp và ứng xử kiểu này, gặp phải mấy tay anh chị, có khi gã này đã xanh cỏ. Bác Hồ đã dạy “nhiệt tình cộng ngu dốt thành phá hoại”, gã phóng viên này xem ra ăn học chẳng đến nơi, đến chốn mới ứng xử thiếu khôn khéo và văn minh như vậy.

Thứ hai, cách báo mạng và phóng viên Thế tung clip, bài lên mạng để gây áp lực với dư luận, lãnh đạo của các chiến sĩ công an huyện Đông Anh, đòi xử lý anh công an có hành động tấn công phóng viên là việc làm có tính chất “đánh hội đồng” một cách không có tình người và không suy xét theo quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác Lênin. Hành động đánh hội đồng của báo chí cho thấy chính những người làm báo và các tờ báo đang có xu hướng bênh vực cho cái sai, tạo điều kiện cho những nhà báo thiếu đạo đức lợi dụng danh nghĩa nhà báo để làm loạn trên cả kỷ cương, phép nước.

Thứ ba, cách ứng xử chưa khéo của anh công an trẻ trên cũng là một bài học kinh nghiệm để lần sau khi gặp trường hợp tương tự, những chiến sĩ công an trẻ cần ứng xử khéo léo hơn với những kẻ cù nhầy, bất chấp pháp luật và sự giải thích của những người đang thi hành công vụ.

Kết: Phóng viên bị đá đít là chuyện chưa đúng, nhưng cần soi xét hành động và cách ứng xử của phóng viên đối với những người thi hành công vụ. Làm báo hãy có đạo đức và suy xét, đừng ngồi trong phòng máy lạnh để đánh tập thể và gào thét bênh vực cho những kẻ coi thường pháp luật, điều đó sẽ tạo cơ hội cho những nhà báo thiếu đạo đức ngồi trên pháp luật.

TRẦN ÁI QUỐC
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét