Gần đây trên mạng xã hội liên tục xuất hiện những thông tin “nóng” thu hút được sự quan tâm chú ý và bình luận của đông đảo cộng đồng mạng. Điểm giống nhau của các thông tin này là cả người đăng tải cho đến người like, bình luận hay chia sẻ thông tin đều chưa thực sự có được cái nhìn đầy đủ, khách quan và toàn diện mà hệ quả của nó là đã hình thành nên nhiều luồng dư luận xấu, tiêu cực, gây hoang mang trong người dân. Đây cũng chính là “miếng mồi béo bở” để đám kền kền và bầy rận chủ quốc nội tranh nhau xâu xé nhằm mục đích “maketting” bản thân cũng như “làm tiền” ngoại bang, chống Đảng, Nhà nước.
Nếu như ở Hà Nội, dư luận dậy sóng sau câu chuyện nhà báo Quang Thế (báo Tuổi trẻ) bị lực lượng Công an bảo vệ hiện trường “đá đít” vì cố tình xâm phạm vào khu vực cần bảo vệ hiện trường. Hàng nghìn người like, bình luận, chia sẻ khiến thông tin này được lan truyền một cách “chóng mặt” trên mạng xã hội. Lợi dụng vấn đề này những kẻ cầm bút “bất lương”cũng như các đối tượng rận chủ quốc nội ra sức “đồn thổi” khiến thông tin trở nên sai lệch, kích động hình thành “làn sóng” đòi Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an TP Hà Nội “xử” những người thực thi công vụ có hành vi “đá đít” nhà báo nói trên thì đêm qua, dư luận người dân cả nước, nhất là người dân TP Hồ Chí Minh lại một lần nữa “dậy sóng” trong câu chuyện “Công an đánh hàng rong” được nhiều cư dân mạng chia sẻ.
Nếu như trong câu chuyện “nhà báo bị hành hung” xảy ra tại Hà Nội nêu trên, sau quá trình điều tra làm rõ các cơ quan chức năng đã có những hình thức xử phạt “phù hợp”. Những hành vi có “lỗi” của mỗi chủ thể được chứng minh cụ thể và phải chịu những hình phạt phù hợp. Rõ ràng không thể bỗng nhiên lại có chuyện nhà báo bị “hành hung” nếu như nhà báo đó hoạt động đúng các quy trình và chấp hành các quy định của lực lượng chức năng. Điều này đã được khẳng định trong đoạn video clip được chia sẻ trên các trang mạng cũng như qua kết luận điều tra của Công an Hà Nội. “Nhà báo Trần Quang Thế bất chấp lời nhắc nhở của lực lượng Công an bảo vệ hiện trường mà cố tình xâm phạm. Bên cạnh đó còn có những lời lẽ thách thức, “chửi bới” lực lượng Công an. Tất nhiên, nói đi cũng phải nói lại, hành vi của hai chiến sĩ Công an “tung chưởng đá đít” phóng viên Quang Thế là “không đúng”. Theo ông Nguyễn Duy Ngọc, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết “Hiện nay Công an Hà Nội qua quá trình điều tra đã xác minh, làm rõ các hành vi vi phạm của mỗi người”.
Kết luận chính thức được Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội đưa ra gần đây là “hợp tình hợp lý” khi tiếp cận đánh giá, nghiên cứu đa chiều và khách quan. Tuy nhiên, hãy nhìn cách mà bầy kền kền, những kẻ làm báo “bất lương” và đám rận chủ quốc nội “xâu xé”, “tung hứng” vấn đề trên nhằm bôi xấu lực lượng Công an, quy kết “sai phạm” cho lực lượng bảo vệ hiện trường mà không xem xét đến “lỗi” của nhà báo Trần Quang Thế, người ta sẽ thấy một âm mưu “hắc ám” đầu độc thông tin dư luận, tạo cái nhìn “phiến diện” nhằm hướng dư luận chĩa mũi nhọn vào lực lượng Công an. Hãy nhìn cách ứng xử của dư luận trước khi có thông tin kết luận chính thức của Công an TP Hà Nội, dường như mọi người bị cuốn theo một lối suy diễn mang tính “áp đặt” cho rằng “lực lượng Công an đã sai phạm khi cố tình ngăn cản nhà báo tác nghiệp”… Tất cả cho thấy rằng, với những thông tin có độ “hot”, “giật gân” được đăng tải trên mạng xã hội, không phải ai cũng có đủ cái “đầu lạnh” để suy nghĩ “thấu đáo” toàn diện và khách quan.
Trở lại câu chuyện đang được dư luận đặc biệt quan tâm xảy ra đêm qua tại TP Hồ Chí Minh, người ta cũng thấy bóng dáng đâu đó của câu chuyện “phóng viên bị đá đít” xảy ra tại Hà Nội nêu trên. Theo đó, nếu không tỉnh táo và có cách tiếp cận, nhìn nhận đa chiều, khách quan dư luận rất có thể lại bị cuốn vào “vòng xoáy” của những kẻ thủ ác “bất lương”.
Được biết, khoảng 8 giờ tối qua, Công an Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh nhận được tin báo của người dân (chính xác là những người bán hàng rong) về việc đối tượng Nguyễn Thị Thu Thảo (đối tượng thuộc nhóm chuyên cho vay nặng lãi và thu tiền bảo kê tại khu vực vòng xoay Hồ Con Rùa) xuất hiện tại khu vực này. Công an Phường 6 đã cử lực lượng xuống mời đối tượng Thảo về trụ sở Công an phường làm việc. Tuy nhiên, đối tượng Thảo không chấp hành và còn có hành động “lăng mạ” thiếu úy Hải. Clip được chia sẻ trên mạng đã kịp ghi lại “lời mất dạy” của kẻ cầm đầu đường dây cho vay nặng lãi và bảo kê này như: “Đồ chó mất dạy, mày đẻ con ra không có lỗ đít”. Chưa dừng lại ở đó, đối tượng Thảo còn có hành vi “giành giật” chống đối khi thiếu úy Hải kéo đối tượng, yêu cầu về Công an phường. Trong quá trình giành đi giật lại, Nguyễn Thị Thu Thảo bị vấp ngã đập đầu chảy máu.
Đó là toàn bộ sự việc. Tuy nhiên, do khi xảy ra sự việc, một số người dân hiếu kỳ chưa hiểu rõ “ngọn ngành” thấy người phụ nữ cho vay nặng lãi, là con nghiện đồng hành với ma túy lâu năm ẩn mình trong vỏ bọc “người bán hàng rong” nhằm dễ dàng thu tiền bảo kê và cho vay nặng lãi đã vội vàng kết luận “Công an đánh hàng rong” dẫn đến làm rúng động cộng đồng mạng và cách nhìn nhận sai lệch. Được biết, ngay khi được đăng tải, dù không biết “đúng sai” nhưng thông tin về sự việc này đã thu hút tới 11.000 lượt yêu thích, 13.500 lượt chia sẻ và gần 4.000 lượt bình luận. Trong đó, đại đa số cộng đồng mạng bị ám thị và lên án “hành vi làm đối tượng Thảo chảy máu đầu” là “đánh dân”.
Trong xã hội thông tin hiện nay, khi mà thông tin cập nhật liên tục từng ngày từng giờ, để có thể hiểu đúng sự việc, hiện tượng xảy ra trong xã hội cần thiết phải có thái độ bình tĩnh, khách quan và tiếp cận nghiên cứu đa dạng. Có như vậy, chúng ta mới không dễ dàng bị ám thị theo số đông có những hành động “sai lệch”. Từ câu chuyện nhà báo Trần Quang Thế coi thường pháp luật, ngang nhiên xâm phạm hiện trường bị lực lượng Công an “đá đít” đến câu chuyện đối tượng Nguyễn Thị Thu Thảo chuyên bảo kê, cho vay nặng lãi, là con nghiện lâu năm chống đối yêu cầu của Thiếu úy công an Hải dẫn đến có hành vi “giằng co” mà kết cục là bị vấp ngã “chảy máu đầu”… chúng ta thấy vấn đề tiếp cận đa chiều khi đón nhận thông tin càng trở thành yêu cầu cấp thiết đối với cộng đồng mạng cũng như dư luận xã hội.
Thiết nghĩ, chúng ta không nên vội vàng quy kết cho hành vi sai phạm của Thiếu úy công an khi nhìn thấy hình ảnh người phụ nữ bị “ngã chảy máu đầu” mà quên mất rằng, lực lượng Công an ra đời là để bảo vệ người dân, bảo vệ cuộc sống bình yên cho chúng ta. Những người dân lương thiện cần được bảo vệ nhưng những kẻ “bất lương” như đối tượng Nguyễn Thị Thu Thảo thì cần phải bị nghiêm trị. Clip được chia sẻ cho thấy Thiếu úy Hải không sai khi yêu cầu đối tượng Thảo về trụ sở Công an phường làm việc. Lỗi sai thuộc về hành vi “chống người thi hành công vụ” của Thảo và tất nhiên Thảo ngã chảy máu đầu trong khi giằng co, chống trả lực lượng Công an là việc ngoài ý muốn. Hi vọng cư dân mạng và dư luận xã hội nhìn nhận khách quan để nhìn nhận đúng đắn, thấu đáo vấn đề., đừng “nhanh tay hơn nhanh não” để trở thành “nạn nhân” cho những chiêu trò xấu.
NGỌC LAN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét