TRƯƠNG DUY NHẤT LẠI VIẾT LÁO

Cách đây mấy năm, Trương Duy Nhất từng phải ăn cơm tù về cái tội viết láo, nói láo của mình dưới vỏ bọc “Một góc nhìn khác”. Góc nhìn của Nhất quả có khác thật. Đó là đông đảo nhân dân đều thấy một thực tế rằng đất nước ngày càng phát triển đi lên, xã hội ngày càng công bằng, dân chủ, văn minh, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Đất nước sau bao năm tháng phải oằn mình chống chịu bom đạn chiến tranh của kẻ thù thì nay đang trở mình để phát triển như vũ bão, bước vào thời kỳ độc lập tự chủ và thịnh vượng. Nhưng khác với mọi người Nhất lại không thấy thế hoặc giả vờ không thấy thế. Anh ta đã có nhiều bài viết xuyên tạc và bịa đặt thông tin, tình hình đất nước, các cơ quan Đảng, Nhà nước và các cá nhân lãnh đạo các cấp, gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của Nhàn nước và một số công dân khác.Vì thế, Nhất vướng vào vòng tù tội theo Điều 258 Bộ luật Hình sự về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”
Tiếc thay cho thân phận bồi bút của Nhất

Những tưởng sau một thời gian ngồi tù, Nhất sẽ bình tâm suy nghĩ và hoàn lương, trở thành một người có ích cho đất nước. Chí ít thì Nhất cũng từng là nhà báo, nhiều người hi vọng Nhất sẽ hối cải và có những bài viết phản ánh đúng tình hình thực tế, cổ vũ cho phong trào thi đua xây dựng, sản xuất, kiến thiết đất nước. Nhưng tất cả những niềm tin vào Nhất của người thân, gia đình và bạn bè đều trở nên thất vọng khi Nhất vẫn ngựa quen đường cũ, từ một nhà báo có lối viết phóng khoáng, khách quan, được nhiều người yêu thích thì nay Nhất lại biến thành một tên bồi bút với ngòi bút bị bẻ cong theo ý của những kẻ ngoại bang.

Mới đây Nhất vừa có bài viết tựa đề “Trịnh Bá Khiêm và một gia đình bất khuất”. Đọc bài viết thấy một giọng văn chua loét khi Nhất không tiếc lời ca ngợi, tâng bốc vợ chồng đầu đơn khiếu kiện là Trịnh Bá Khiêm, Cấn Thị Thêu cùng các đứa con như Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư… Nhất viết họ như thể là những anh hùng thực sự, dám đương đầu với mọi sóng gió một cách bất khuất, trung kiên.
Trương Duy Nhất viết:
“Hiếm có được phụ nữ nào như vợ anh. Ngày trước ra tù, thì ngay ngày hôm sau đã lại phất băng rôn biểu ngữ, dẫn đầu đoàn dân oan Dương Nội tiếp tục chiến cuộc biểu tình giữ đất. Khởi phát từ sự phản kháng của một nông dân mất đất, nhưng không dừng ở việc đòi đất. Suốt mấy năm qua, cái tên Cấn Thị Thêu đã trở nên như một biểu tượng quả cảm, bất khuất của phong trào dân quyền.
Chị vào tù. Cháu Phương (Trịnh Bá Phương) ở nhà thay mẹ gánh vác sứ mệnh giữ lửa cho phong trào Dương Nội. Bao lần bị bắt, hành hung và hăm doạ, Phương tuyên bố “Nếu tôi chết, đừng chôn. Hãy khiêng xác tôi khắp phố phường Hà Nội”.
Chàng trai 32 tuổi ấy giờ trở nên như một thủ lĩnh, và là biểu tượng đẹp, bất khuất không chỉ của Dương Nội, mà cho phong trào dân oan cả nước.
Phương như vậy đó. Chị Thêu như vậy đó. Anh Khiêm như vậy đó. Và cô em gái kề Phương, cùng cậu em út Trịnh Bá Tư nữa. Xúc động, quí phục không chỉ bởi anh Khiêm là bạn tù tôi, mà bởi nó đã thành như một gia đình biểu trưng bất khuất cho phong trào dân oan cả nước.”
Khốn nạn đến thế là cùng. Cái sự khốn nạn giành cho ngòi bút bị bẻ cong, giành cho thân phận một tên bồi bút. Với vốn liếng làm báo của Nhất, chẳng lẽ anh không biết được rằng một bài viết muốn thu hút được độc giả thì tiêu chí đầu tiên là nó phải khách quan, phản anh đúng sự thật. Người dân Hà Nội ai còn lạ gì những kẻ lợi dụng dân oan để kiếm sống như gia đình Cấn Thị Thêu. Bà ta thường kích động, lôi kéo bà con khiếu kiện tham gia vào các hoạt động khiếu kiện lì, khiếu kiện dài ngày, nhất là tại trụ sở các cơ quan chính quyền để gây rối an ninh trật tự rồi sau đó ngửa tay nhận các đồng tiền tài trợ từ các tổ chức thù địch Nhà nước Việt Nam ở nước ngoài gửi về. Ngay cả vấn đề sử dụng tiền tài trợ, vợ chồng Khiêm-Thêu cũng có nhiều khuất tất khiến cho vợ chồng này nhiều lần bị chính người dân khiếu kiện bóc mẽ, sỉ vả. Thế mà Nhất lại nghiễm nhiên dùng mĩ từ “bất khuất” để miêu tả Cấn Thị Thêu. Bất khuất chỉ dùng cho người đã chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, không tiếc xương máu mình cống hiến cho Tổ quốc chứ không ai miêu tả một kẻ đi ngược lại sự phát triển của xã hội, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, của đất nước. Cái sự khốn nạn của tên bồi bút là ở chỗ đó.
Chắc khi viết bài này Nhất lại được chia mấy trăm. Không biết lương tâm Nhất có cắn rứt không? Đã là người hoạt động trong nghề viết, ai cũng có lòng tự trọng, tự tôn nghề nghiệp Nhất ạ. Khi mà mình đã đánh mất lòng tự trọng của mình để tâng bốc và ca ngợi những kẻ cặn bã, đốn mạt của xã hội thì ngòi bút của anh không còn đáng một xu. Ngay cả đối với những kẻ cùng hội cùng thuyền dân oan dân chủ thì ngoài mặt nó cười nhưng trong tâm vẫn là một sự khinh bỉ không hề nhẹ.

LÊ QUANG

Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét