Ngày 28/9/2016, trên trang Danluan.org có đăng tải bài viết “Một số ngụy biện về quan hệ với Trung Quốc” của FB Nguyễn Đình Cống. Nội dung chính của bài viết này là phân tích, xuyên tạc tư tưởng, đường lối chỉ đạo, chủ trương của Đảng ta về quan hệ với Trung Quốc trong giai đoạn gần đây. Bài viết này của Nguyễn Đình Cống tập trung phân tích trên 5 khía cạnh mà dựa vào những khía cạnh đó để ngụy biện về chính sách ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta với Trung Quốc. Nguyễn Đình Cống xuyên tạc những chủ trương, đường lối, chính sách đó bằng cách dựa vào ngôn từ xảo trá, lập luận của mình hòng lập lờ đánh lận con đen về mục đích của những chính sách mà Đảng và Nhà nước đã đề ra qua đó nói xấu, vu khống và bôi nhọ Đảng; trực tiếp công kích Đảng ta sử dụng đường lối chính sách có dấu hiệu “đê hèn”, là tay sai của Trung Quốc.
Mặc dù đã tìm mọi cách lập luận hòng dẫn dắt người đọc tin theo những nội dung mà mình muốn truyền tải nhằm đạt được mục đích nhưng Nguyễn Đình Cống vẫn để lộ sự ấu trĩ của mình về kiến thức cũng như nhận định của chính bản thân y qua bài viết đó. Sự ấu trĩ này được thể hiện cụ thể qua chính những khía cạnh mà y đề cập trong bài viết của mình.
Bài viết của Nguyễn Đình Cống đăng trên danluan.org, ảnh chụp màn hình |
Trước hết, với quan điểm “Nước ta bị thế kẹt là ở sát TQ, bị nó khống chế nhiều bề”, y cho rằng ngoài Nga và Ấn Độ là hai nước lớn, những nước láng giềng nhỏ khác đều không bị lệ thuộc vào Trung Quốc vậy cớ sao Đảng Cộng sản Việt Nam lại có những chính sách “luồn cúi” Trung Quốc như vậy. Y không biết rằng, hiện tại những chính sách đó của Đảng hoàn toàn là đường đi nước bước khéo léo nhằm đưa nước ta phát triển mà không bị lệ thuộc vào bất cứ nước nào, để không là con cờ nằm trên bàn cờ của các nước lớn như thời chiến tranh chống Pháp, Mỹ trước đây. Hiện tại, Trung Quốc can thiệp rất sâu vào nội bộ đất nước Myanmar, cùng Nga tranh chấp ảnh hưởng với Takjikistan và Kazakstan…
Thứ hai, quan điểm “Nước ta và TQ cùng ý thức hệ cộng sản, cùng chung lý tưởng XHCN”, y cho rằng Đảng ta dựa vào quan điểm này để ngụy biện cho sự “thân mật” với Trung Quốc là hoàn toàn sai lầm. Đúng là giữa Việt Nam và Trung Quốc có cùng ý thức hệ cộng sản, chung lý tưởng XHCN, tuy nhiên con đường đi tới những mục đích trên của hai nước là khác nhau chứ không phải là căn cứ vào đó để cho rằng nước ta với Trung Quốc là một.
Thứ ba, y đưa ra việc “truyền thống tổ tiên vẫn thần phục Tàu” nhằm làm mờ đi những chiến lược ngoại giao để vừa đưa đất nước phát triển vừa giữ được độc lập dân tộc của cha ông là không chấp nhận được. Y dẫn chứng rằng: “Chẳng thế mà Trần Huy Liệu (người thay mặt Hồ Chí Minh vào Huế nhận sự thoái vị của Bảo Đại), vào khoảng năm 1949 có nói một câu nhận xét không tốt về Tàu (coi chừng kẻ thù truyền kiếp của dân tộc) thì bị thất sủng ngay. Năm 1954, Phạm Văn Đồng sau khi ký Hiệp định Genève đã khóc vì bị Chu Ân Lai ép buộc chia cắt đất nước đến vĩ tuyến 17. Năm 1958, được tin TQ muốn độc chiếm các đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì Phạm Văn Đồng ký Công hàm công nhận ngay (ngoài ông Đồng ra hình như không có ai ủng hộ TQ nữa). Năm 1974 Hà nội giữ hoàn toàn im lăng để cho Trung cộng đánh chiếm Hoàng sa do VNCH quản lý. Năm 1988 Lê Đức Anh (bộ trưởng quốc phòng) ra lệnh cho các chiến sĩ đảo Gạc Ma không được chống cự lính Trung cộng, để toàn bộ 64 chiến sĩ bị sát hại, xác bị quăng xuống biển. Năm 1991 Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười sang Thành Đô (TQ không cho đến Bắc Kinh) cầu xin sự che chở và ký mật ước, cố xin gặp Đặng Tiểu Bình nhưng hắn không cho gặp. Năm 2000 Lê Khả Phiêu ký cho Tàu một số đất ở Thác Bản Giốc và Hữu nghị quan. Những chuyện như vậy liệu có bao giờ xấy ra trong lịch sử của tổ tiên. Thế mà ĐCS cứ đưa tổ tiên ra làm bình phong để che đậy” thật sự không có chứng cứ xác thực mà mượn những sự kiện đó để nói xuyên tạc, nói xấu Đảng và những cá nhân nêu trên.
Thứ tư, y đề cập tới luận điều trong giữ gìn hòa bình quốc tế để nói rằng tại sao Việt Nam không dám kiện Trung Quốc giống như Philippines mà không phân tích thêm rằng Philippines được sự hậu thuẫn của Mỹ và sau khi vụ kiện được coi là thắng kiện đó, nước này đang đi về đâu như hiện nay. Cách lập luận như vậy có thể có hai nguyên nhân. Một là y thực sự dốt nát không biết tới. Hai là chính y đang dùng xảo ngôn để lấp liếm mục đích của mình.
Thứ năm là y nói tới sức ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc với Việt Nam. Quả thực ảnh hưởng của Trung Quốc về kinh tế với Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, không chỉ với Việt Nam mà hầu như các nước khác trên thế giới thậm chí là các nước phát triển như Mỹ hay EU đều mong muốn hợp tác phát triển kinh tế với Trung Quốc và phải hợp tác. Vậy mà y muốn tách Việt Nam ra khỏi quy luật đó thì thật là ấu trĩ. Phụ thuộc và phải chơi với họ là hoàn toàn khác nhau.
Cuối cùng, có thể khẳng định rằng mục đích viết bài trên của Nguyễn Đình Cống là xuyên tạc, bôi nhọ Đảng Cộng sản Việt Nam và những gì y ngụy biện chỉ lừa được những người không đọc báo bao giờ mà thôi.
SHADOWLESS
0 nhận xét:
Đăng nhận xét