CHUYỆN PHÓNG VIÊN BỊ ĐÁNH: GIÀ DÁI NON HỘT

Thông tin chính thức của Công an TP Hà Nội về sự việc liên quan đến phóng viên và chiến sỹ Công an trên cầu Nhật Tân đã có kết luận cuối cùng. Theo đó, viên cảnh sát Ngô Quang Hưng (Đội hình sự Công an huyện Đông Anh, người có hành vi dùng dùng chân đá (nhưng không trúng vào người) và vung tay vào mặt phóng viên Trần Quang Thế) mức xử lý kỷ luật khiển trách. Lí do được Công an TP Hà Nội đưa ra cho quyết định xử lý này là: "Quá trình xác minh, điều tra, căn cứ vào những chứng cứ, nguồn thông tin, Cơ quan CSĐT - CATP Hà Nội khẳng định hành vi xô xát giữa hai bên là có. Đồng chí Ngô Quang Hưng đã có hành vi dùng chân đá (nhưng không trúng vào người) và vung tay vào mặt phóng viên Trần Quang Thế. CATP Hà Nội đã tổ chức cho phóng viên Trần Quang Thế đi khám thương tích, nhưng phóng viên này đã từ chối và trình bày sức khỏe bình thường, không đi điều trị, tự chịu trách nhiệm về sức khỏe của mình, vì vậy không có cơ sở xử lý hình sự đối với việc gây thương tích của đồng chí Ngô Quang Hưng". 

Một viên Cảnh sát khác cũng thuộc Đội Hình sự Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) là Nguyễn Văn Thuyên (người được xác định dùng tay gạt máy quay của một người tự xưng là phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam) chỉ bị kiểm điểm, phê bình rút kinh nghiệm vì: "Cơ quan CSĐT đã xác minh tại Tòa soạn Báo Pháp luật Việt Nam, được biết các phóng viên tòa soạn báo trình bày khi đi tác nghiệp không bị ai đánh hoặc làm hư hỏng máy quay. Do đó chưa có cơ sở kết luận đồng chí Thuyên có hành vi hủy hoại tài sản, hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản". 
Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó Giám đốc CATP Hà Nội, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, CATP Hà Nội thông tin vụ việc xảy ra trên cầu Nhật Tân với báo chí (Nguồn: Báo An ninh thủ đô).

Riêng Phóng viên (đúng hơn là Cộng tác viên) Trần Quang Thế bị xử phạt hành chính với mức phạt là hơn 14 triệu đồng. Lí giải cho quyết định này (thay vì khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của Phóng viên này), Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó Giám đốc - Thủ trưởng Cơ quan CSĐT - CATP Hà Nội đã cho biết như sau: "Đối với phóng viên Trần Quang Thế, CQĐT xác định đã có hành vi vi phạm vào khu vực cấm, nơi tiến hành hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật Nhà nước mà không được phép (Vi phạm điểm đ, khoản 1 - Điều 18, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ANTT, TTATXH; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình); chụp ảnh tại khu vực cấm (vi phạm điểm e, khoản 1, điều 18 - Nghị định 167/CP); có lời nói lăng mạ người thi hành công vụ (vi phạm điểm b khoản 2, Điều 6, NĐ 167/CP); lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp, cản trở hoạt động đúng pháp luật của tổ chức, cá nhân (vi phạm điểm b, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 159/2013/NĐ - CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản); đỗ xe mô tô trên cầu (vi phạm điểm d, khoản 4, Điều 6, Nghị định số 46/2016/NĐ - CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt); không chấp hành yêu cầu của người điều khiển giao thông (vi phạm điểm C, Khoản 1, Nghị định số 46/2016/NĐ - CP)". 

Cụ thể , Trần Quang Thế bị xử phạt bởi các hành vi sau:
"Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nêu phóng viên Quang Thế có 6 lỗi vi phạm sau: Vào khu vực cấm nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước mà không được phép với mức phạt 2.000.000 đồng; Chụp ảnh tại khu vực cấm với mức phạt 2.000.000 đồng; Có lời nói lăng mạ người thi hành công vụ với mức phạt 2.500.000 đồng; Lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp cản trở hoạt động đúng phát luật của tổ chức cá nhân với mức phạt 7.500.000 đồng; Đỗ xe mô tô trên cầu với mức phạt 350.000 đồng; Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông mức phạt 55.000 đồng.
Tổng mức tiền phạt với các lỗi mà Công an quận Tây Hồ cho rằng nhà báo Quang Thế vi phạm là 14.405.000 đồng". (Theo báo Tiền Phong).

Điều đáng nói hơn là sau các quyết định được cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội đưa ra, trong cuộc làm việc giữa Cơ quan này với phóng viên Trần Quang Thế để thông báo các quyết định xử lý khi anh này có đơn. Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội, kết thúc cuộc làm việc "phóng viên này thấy rằng kết luận của cơ quan CSĐT - CATP Hà Nội với sự việc xô xát giữa lực lượng làm nhiệm vụ với bản thân là thỏa mãn, đảm bảo công bằng, khách quan, chính xác".  Hay nói cách khác, bản thân Phóng viên tỏ rõ sự đồng tình cao với các phương án xử lý được Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội đưa ra. 

Tuy nhiên, khi tiếp cận điều này, không ít người đã tỏ ra băn khoăn bởi sự thay đổi đến độ đường đột và khó tin này của Thế! Còn nhớ, trong lá đơn gửi Công an xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Tp Hà Nội đề ngày 23/09/2016, Thế đã rất đỗi mạnh dạn và thể hiện quyết tâm sẽ theo đuổi đến cùng vụ việc. Trưởng văn phòng Đại diện báo Tuổi trẻ tại Hà Nội ông Dương Đức Đà Trang cũng tuyên bố sẽ hỗ trợ Thế theo đuổi vụ việc liên quan cá nhân anh này! Vậy, đâu là nguyên nhân khiến Thế có sự thay đổi này? 

Trên thực tế, điều này xuất phát từ ý thức của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội với một sự việc không hay và không đáng có này! Theo đó, với những hành vi đã xảy ra do Trần Quang Thế thực hiện tại hiện trường vụ việc do Công an huyện Đông Anh thụ lý, giải quyết, Cơ quan này hoàn toàn có thể khởi tố vụ án hình sự để làm rõ động cơ dàn dựng gài bẫy Công an của Thế và người đi cùng (Phan Huy Trung). 
Nhưng, thay vì thực hiện thẳng tay thì Cơ quan này đã có cuộc làm việc với Thế để thông báo và căn cứ thái độ của Thế, cơ quan này sẽ thực hiện những bước đi luật pháp tiếp theo. Và thật may cho Thế khi gã biết được điều gì đang đến và có một thái độ ứng xử có lợi cho mình! Việc Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an Hà Nội không xem xét khởi tố hình sự mà chỉ dừng lại xử lý hành chính đối với vụ việc là vì thế!

AN CHIẾN
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét