Ngày 23/9/2016, tổ công tác thuộc Công an huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình là khám nghiệm hiện trường một vụ nghi là án mạng thì anh phóng viên báo Tuổi trẻ là Trần Quang Thế dù không biết là vô tình hay hữu ý có mặt tại hiện trường vụ án quay phim, chụp ảnh tác nghiệp. Có thể thấy rõ ràng qua đoạn clip được tung lên mạng dài gần 4 phút cách hành xử của bên Công an đối với anh đã gây ra nhiều tranh cãi. Cánh báo chí cùng một bộ phận cư dân mạng đã ngay lập tức ập vào phán xét từ người bé nhất là anh Công an xã có mặt trong clip đến to lớn hơn là cả ngành Công an. Tác giả xin được cung cấp link bài báo kèm theo clip của tờ tuổi trẻ online đăng ngay sau đó tức ngày 24/9/2016 để bạn đọc tham khảo http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160924/cong-an-ha-noi-se-xu-ly-nghiem-vu-nha-bao-bi-hanh-hung/1176888.html.
Ảnh bài viết trên báo tuoitreonline phản ánh sự việc nhà báo Trần Quang Thế bị hành hung |
Thực sự, theo cá nhân tác giả thì việc anh cảnh sát đập máy quay và đánh anh nhà báo là hoàn toàn sai lầm. Không có luật nào cho phép anh làm vậy và việc chiều 23/9, thượng tá Phạm Nam Thắng, Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) đã trực tiếp đến làm việc với Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội. Ông Thắng cho rằng đây là sự việc rất đáng tiếc và ông thay mặt đơn vị xin lỗi báo Tuổi Trẻ và xin lỗi cá nhân nhà báo Trần Quang Thế theo như lời của bài báo trên là cần thiết mặc dù không phải hoàn toàn lỗi thuộc về các anh. Tuy nhiên, đó chỉ là việc giải quyết theo sự đã rồi mà thôi. Điều cần làm là nâng cao sự bình tĩnh cũng như khả năng ứng phó của các anh Công an đối với mấy anh phóng viên thích chõ mõm của mình vào công việc của người khác mà bất chấp hậu quả có thể xảy ra như trong trường hợp này và nâng cao nhận thức của người dân về việc này.
Khi xem clip do chính báo Tuổi trẻ online post lên trang chủ của mình, bạn đọc có thể thấy anh Công an xã đã xưng hô lễ phép với anh nhà báo (mà tự nhận là báo Pháp luật chứ không phải là báo Tuổi trẻ) giải thích rằng cơ quan Công an đang làm nhiệm vụ và nhiệm vụ đó chính là khám nghiệm hiện trường một vụ nghi án mạng chứ không phải hiện trường một vụ đánh ghen cách đây không lâu tại Hồ Gươm Plaza Hà Đông, nhưng anh nhà báo hoàn toàn không chịu và một mực xông vào hiện trường để quay phim. Để đảm bảo bí mật điều tra, trong trường hợp này cơ quan Công an hoàn toàn có quyền ngăn cản báo chí tác nghiệp và đã được luật Tố tụng hình sự cho phép. Các bạn có thể đặt mình vào vị trí người nhà của anh lái taxi đó, trong khi cơ quan Công an đang làm việc để trả lại sự công bằng cho người thân của mình thì có một tên tới phá đám như vậy hơn nữa biết đâu được khi những gì hắn tung lên mạng đánh động hung thủ thì sẽ như thế nào? Chắc chắn không chỉ dừng lại ở việc tung cú đá giống như anh Cảnh sát hình sự đã làm. Tuy nhiên, góc độ nghề nghiệp, anh Cảnh sát không lên làm như vậy. Lẽ ra sau khi giải thích, yêu cầu rời khỏi hiện trường mà anh Thế không chịu đi mà cố tình như vậy, các anh Công an nên nhã nhặn “ốp” anh về phường, tịch thu phương tiện ghi hình phạt hành chính hay khởi tố về tội “cản trở người đang thi hành công vụ” cho anh ngồi nhà đá ăn cơm coi như là “nghỉ dưỡng” thì sẽ hợp lòng dân hơn chứ không phải nổi nóng đánh “dân” như vậy.
Tóm lại, thực trạng hiện nay nhiều nhà báo đang rất ảo tưởng về sức mạnh của mình khi cho rằng mình có quyền xông pha vào tất cả các “mặt trận” của đời sống xã hội khi có thẻ nhà báo trên tay. Tác giả không có ý cho rằng tất cả nhà báo ở Việt Nam đều xấu nhưng khi xem mấy cái chương trình mà VTV 24 đã làm về thực phẩm bẩn hay việc nhà báo chặn xe container đòi kiểm tra như một người Cảnh sát giao thông thực thụ thì bạn đọc đã hiểu ra vấn đề rồi. Còn các anh mang Điều 15 của Luật báo chí ra để nói thì hay nghiên cứu thật kỹ 3 từ “đúng pháp luật” của nó rồi hãy đăng đàn.
HY VĂN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét