Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định hành vi của con người đối với nhau và đối với xã hội. Các nguyên tắc đạo đức giống như những chiếc máy điều chỉnh hành vi của con người, nhưng không mang tính chất cưỡng chế mà mang tính tự giác. Trên cơ sở lí tưởng và trách nhiệm đạo đức đã hình thành nên quan niệm về lương tâm và lòng tự trọng của nhà báo chuyên nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp bao gồm các nguyên tắc xử sự đúng đắn để ngăn ngừa những hành vi không đúng đắn. Căn cứ vào những tiêu chuẩn đạo đức này và dựa vào tính chất của những hành vi, mỗi nhà báo sẽ phải chịu đựng sự tự xỉ vả, xấu hổ, phải tự kết tội, hoặc được khích lệ, tự hào, phấn khởi và hạnh phúc.
Thái độ thách thức của ông Lê Văn Tuấn |
Như vậy có nghĩa là, suy cho cùng quan niệm về đạo đức nghề báo cũng vẫn dựa trên đạo đức xã hội nói chung để phân biệt tốt - xấu, thiện - ác. Lạm dụng báo chí vì lợi riêng là việc làm xấu, ác.
Trong xã hội hiện nay, với độ “Hot” của nghề báo, không ít người đã cố tình lợi dụng danh nghĩa nhà báo để đạt được những mục đích cá nhân của mình. Việc làm đó gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của những người làm báo chân chính.
Dưới góc nhìn như vậy, có thể thấy, việc làm của ông Lê Văn Tuấn (sinh năm 1971, trú xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa), nơi đăng ký thường trú 25B/8, đường Đỗ Hành, phường Đông Sơn (TP Thanh Hóa) là chưa đúng chuẩn mực của một nhà báo. Sự thể là, Khoảng 14h15 ngày 26/9, ông Lê Văn Tuấn điều khiển ôtô hiệu Fortuner tông thẳng vào cửa cuốn đang đóng của trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa (ở đại lộ Lê Lợi, phường Lam Sơn, TP.Thanh Hóa). trong tình trạng thiếu kiểm soát, có hơi men đồng ý vào phòng bảo vệ. Ông Tuấn tự xưng mình là "nhà báo". Điều đáng nói là, ông Tuấn thay vì phối hợp là việc với bảo vệ để xác định thiệt hại do mình gây ra thì lại có thái độ không đúng mực. Cụ thể là, ông Tuấn ngồi trong xe nói “tao làm việc với ông Xứng, ông Chiến (ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa và ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa) chứ không làm việc với chúng mày”. Lực lượng bảo vệ trụ sở phát hiện ông Tuấn có biểu hiện say rượu nên báo cáo sự việc lên cơ quan chức năng. Khi được mời đến làm việc với cơ quan chức năng, người đàn ông rút trong ví ra một thẻ phóng viên ghi Lê Văn Tuấn (Sinh năm 1971, bút danh Lê Tuấn), chức vụ là Trưởng phòng Kinh doanh, được cấp ngày 1/1/2015 và ngày hết hạn sử dụng là ngày 31/12/2018. Tuy nhiên, kết quả xác minh sau đó từ Tạp chí Nhà quản lý thì cơ quan này xác nhận rằng“Trước đây ông Tuấn có làm việc cho tờ tạp chí này, nhưng nay đã không còn làm từ mấy năm nay, còn tấm thẻ ông Tuấn có là do chưa chịu trả lại cho cơ quan”. Thời điểm ông Tuấn gây ra vụ việc, qua đo nồng độ cồn, cảnh sát xác định ông Tuấn đã vượt ngưỡng cho phép tới 1,1 miligam/1 lít khí thở (ngưỡng cho phép không quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở). Cùng ngày, lực lượng CSGT đã lập biên bản tạm giữ phương tiện.
Theo thông tin mới nhất từ Công an TP. Thanh Hóa cho biết, ngày 27/9, Công an TP. Thanh Hóa đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với ông Lê Văn Tuấn (SN 1971, trú tại phố Đỗ Hành, phường Đông Sơn, TP. Thanh Hóa) về hành vi đã uống rượu bia vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông, với xử phạt hành chính 17 triệu đồng.
Rõ ràng, chiếc thẻ của ông Tuấn chỉ là thẻ Cộng tác viên, ông Tuấn đã không còn làm cộng tác viên cho Tạp chí Nhà quản lý từ mấy năm nay. Thế nhưng, khi cần sử dụng thẻ nhà báo thì ông Tuấn lại dùng chiếc thẻ như là một sự “thách thức” và gây khó dễ đối với các cơ quan chức năng. Thế mới biết, nếu đã không có đủ tư cách của một nhà báo thì xin đừng…xưng mình là nhà báo!
NGƯỜI THỦ THƯ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét