Trước hết, muốn xác định được Lãnh tụ là ai thì chúng ta cần biết đúng khái niệm “lãnh tụ” là gì? Tôi xin trích lại nguyên văn khái niệm lãnh tụ trong Wikipedia mà tác giả Lê Dủ Chân đã nêu trong bài “Đi tìm lãnh tụ cho phong trào đẩu tranh hôm nay"
* Lãnh tụ được xem là vĩ nhân, theo các định nghĩa kinh đỉến thì lãnh tụ là những người có các phấm chất sau:
- Có tri thức khoa học uyên bác, nắm bắt được xu thế vận động của dân tộc, quốc tế, thời đại.
- Có năng lực tập hợp đông đảo quần chúng, thống nhất ỷ chí và hành động của quần chúng vào nhiệm vụ của dân tộc, quốc tế, thời đại.
- Gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, hy sinh quên mình vì lợi ích của dân, quốc tế và thời đại.
* Lãnh tụ là người nắm vai trò:
- Tổ chức lực lượng để giải quyết nhũng mục tiêu cách mạng đề ra.
- Định hướng chiến lược và hoạch định chương trình hành động cách mạng.
. - Nắm bắt xu thế của dân tộc, quốc tế và thời đại.
- Sáng lập các tổ chức chính trị xã hội, là linh hồn của các tổ chức đó.
Tác giả khẳng định: “căn cứ vào những tiêu chuẩn trên để tìm một lãnh tụ cho mình thì chắc chắn rằng chúng ta không bao giờ tìm thấy”. Nhưng thực tế, Việt Nam ta đã có một vị lãnh tụ vĩ đại, thậm chí còn hơn thế nữa, là người tài đức vẹn toàn: Lãnh tụ Hồ Chí Minh, Bác Hồ kính yêu của cả dân tộc Việt Nam. Người đã sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 03/2/1930). Hơn tám thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang, mở ra kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội; mở ra thời đại mới: thời đại Hồ Chí Minh. Sơ lược lại một số mốc son vĩ đại chứng minh cho sự lãnh đạo hào hùng của Đảng:
1. Đảng lãnh đạo và tổ chức các cuộc đấu tranh cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền - Cách mạng tháng tám 1945. Nhân dân Việt Nam đã đạp tan xiềng xích nô lệ của chế độ thực dân và lật nhào chế độ phong kiến tay sai thối nát. Đen ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lập nên nhà nước của dân, do dân và vì dân.
2. Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng và tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 -1954).
3. Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược (1954 - 1975): xây dựng căn cứ địa vững mạnh ở miền Bắc; đồng thời chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thắng lợi oanh liệt mùa xuân đã kết thúc vẻ vang 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tố quốc, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Ngày 30/4/1975 là ngày đấnh dấu về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng và đã đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX.
4. Đảng lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tô quốc xã hội chủ nghĩa từ năm 1975 đến nay.
Điểm qua một số mốc lịch sử để thấy rằng phong trào đấu tranh dân chủ của bầy rận trong thời gian vừa qua đã chứng kiến những thất bại hết sức thảm hại. Từ “phong trào tự ứng cử” do Nguyễn Quang A cầm đầu đế phá hoại cuộc bầu cử đại biếu Quốc hội khóa XIV, bầu cử đại biếu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 - 2021 đến phong trào kích động biểu tình nhằm thực hiện cuộc “cách mạng cá” qua sự việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng về môi trường ở các tỉnh miền Trung do sự chỉ đạo của Việt Tân. Nguyễn Quang A được Nhà nước và nhân dân cho ăn học tử tế để phục vụ cho sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, đáp lại sự mong mỏi đó lại là các hành động phá hoại đất nước. Ông ta là một “nhà hoạt động dân chủ” với mác tiến sỹ, ông ta đã thành lập ra cái gọi là “Diễn đàn xã hội dân sự” (DDXHDS) thực chất diễn đàn này là tập họp những kẻ bất mãn, những kẻ lưu manh chính trị cùng những kẻ được cho là bất đồng chính kiến, chống đối Đảng và Nhà nước Việt Nam. Lợi dụng tự do dân chủ kích động nhân dân đi biểu tình gây bất ổn chính trị xã hội, nói ngược chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, đi ngược lại lợi ích dân tộc, đòi đa Đảng, đa nguyên...
Mỗi khi đất nước có sự kiện chính trị nhạy cảm nào thì ngay lập tức Nguyễn Quang A đăng đàn, trả lời phỏng vấn, bình luận trên các đài, báo là cải, thiếu thiện chí với Việt Nam để xuyên tạc sự thật, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ nhân quyền từ chuyến thăm của tổng thống Mỹ Obama đến sự việc cá chết ở các tỉnh miền Trung... Bên cạnh đó, ông ta cũng là người co súy cho các hành động phá hoại như kích động biểu tình gây mất an ninh trật tự, thậm chí còn trực tiếp tham gia các cuộc biểu tình đó ở Hà Nội.
Điểm đáng chú ý và cũng là nổi bật nhất đó là Nguyễn Quang A đã “sáng tạo” ra cái gọi là “phong trào tự ứng cử” và tự mình ra ứng cử đại biếu Quốc hội nhằm phá hoại cuộc bầu cử Quốc Hội khóa XIV, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 - 2021. Mặc dù biết mình không đủ đức, đủ tài đế xứng đáng với sự trao gửi tâm tư, nguyện vọng cho lợi ích của nhân dân nhưng ông ta vẫn hùng hồn đứng ra tự ứng cử với tuyên ngôn ứng cứ rât hoành tráng. Mục đích muôn là ngọn cờ cho các hoạt động tự ứng cử của đám dân chủ trong nước và làm rối loạn cuộc bầu cử.Tuy nhiên, hành động “nhân quyền” này nhanh chóng bị vạch trần, ông ta bị chính người dân nơi ông cư trú loại bỏ khỏi vòng bầu cử và “phong trào tự ứng cử” cũng bị lật tẩy, thất bại ê chề.
Qua những thất bại thảm hại đó, đám dân chủ cuội đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khác nhau như: do quần chúng nhân dân “không nhận thức được” “hoạt động đấu tranh dân chủ” hoặc do bị Công an “côn đồ” đàn áp... Một trong những nguyên nhân quan trọng mà đám dân chủ chỉ ra đó là chưa có “lãnh tụ” cho phong trào đấu tranh dân chủ “Có rất nhiều ỷ kiến cho răng một trong những lý do chính yếu làm cho phong trào đấu tranh chông độc tài đòi tự do, dân chủ, nhân quyển, công bằng xã hội, cơm no ảo âm tại nước ta chưa đạt được những kết quả như mong muốn là vì phong trào không có hoặc chưa có lãnh tụ. ”
Đây cũng là tiêu đề mà của một bài viết đăng trên lề trái Dân làm báo ngày 8/8/2016 “Đi tìm lãnh tụ cho phong trào đấu tranh hôm nay”. Bài viết này giống như một ao ước của đám dân chủ khi mà chúng chưa thể có cách lý giải phù hợp cho sự thất bại mang tính khách quan của phong trào dân chủ. Nhưng trớ trêu thay, từ nhận thức đến thực tế thì các quan điểm để luận giải cho nguyên nhân này đều cho thấy sự ngu si của chúng.
Bài viết đã đưa ra ví dụ về những lãnh tụ của các phong trào cách mạng trên thế giới, của các vị lãnh tụ trong lịch sử đất nước. Đặc biệt, chúng còn cho rằng, hình tượng lãnh tụ Hồ Chí Minh đã bị “than tượng hóa lãnh tụ của họ như một hình tượng siêu nhân không ai có thế thay thế được đế qua đó bảo vệ sự cai trị vĩnh viễn của mình ” . Đe rồi lại sủa lên những luận điệu hạ bệ hình tượng Người theo thói quen mà Dân làm báo thường làm.
Qua đó, chúng đã đưa ra một loạt các ví dụ điển hình có thể trở thành lãnh tụ của “phong trào dân chủ” như: Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoan Trang... như các ông Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Viết Dũng, Trần Anh Kim.. .Vậy, những kẻ kia có thể trở thành lãnh tụ của phong trào dân chủ mà chúng kỳ vọng hay không? Câu trả lời là không bao giờ. Bởi lẽ:
Trước hết, một vị lãnh tụ của bất kỳ phong trào nào đều có những tiêu chí nhất định như trên Wikipedia đã đưa ra. Nhưng những “nhà dân chủ” nêu trên thì lại chẳng đạt một tiêu chí nào cả. Điểm mặt những nhân vật đó thì toàn là những kẻ luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên hết, đối tượng nào cũng đưa cái tôi lên trên hết. Có những kẻ có chút kiến thức thì lại chẳng có tí đức nào, có kẻ thì đức chang có mà tài lại cũng không. Điểm nổi bật của những kẻ này là mưu cầu lợi ích cá nhân là chủ yếu, vì tiền là chủ yếu, có kẻ thì lại luôn mơ hô, ảo tưởng lúc nào cũng như trên mặt trăng thì làm sao có thê đáp ứng được những tiêu chí cơ bản của một lãnh tụ được.
Hơn nữa, chính vì lợi ích cá nhân chứ không hề vì đất nước, vì dân tộc nên ngay trong “giới dân chủ” không kẻ nào chịu kẻ nào, kẻ nào cũng cho mình là nhất. Vì vậy, trong giới dân chủ trong nước, các “nhà dân chủ” thi nhau lập hội nọ, nhóm kia để mình được lên làm người đứng đầu của các hội, nhóm đó nhằm tự quảng bá cho hình ảnh của mình. Và theo thống kê thì đến nay trong nước đang tồn tại vài chục hội, nhóm như vậy. Chính sự tồn tại này dẫn đến “Phải chăng ở trong nước vì chủng ta có quả nhiêu lãnh tụ nên trở thành không có lãnh tụ, có quá nhiêu tô chức nên trở thành không có tổ chức. ” Đây chính là một sự thừa nhận đầy khách quan về phong trào dân chủ hôm nay của đám dân chủ. Đồng thời, cũng là câu trả lời cho câu hỏi tại sao đến giờ phong trào dân chủ vẫn chưa tìm ra được “lãnh tụ”. Đối với lũ “đầu đá” này chỉ có thể tìm cho chúng “tủ lạnh” để chúng mặc sức đóng băng!
Sơn Lâm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét