PHAN ANH, NGƯỜI HÙNG HAY TỘI ĐỒ?

Sau bài viết của tôi về Phan Anh, nhiều bạn đã chia sẻ và có phản hồi, phần lớn nhất trí rằng, hành động của Phan Anh là nghĩa cử cần thiết trong bối cảnh hiện tại. Tuy nhiên, vẫn còn những ý trái ngược, tựu lại trong câu hỏi: Phan Anh là người hùng hay tội đồ?

Để trả lời câu hỏi đó, trước hết tôi xin dẫn lại một số ý kiến của bạn đọc:

-Phùng Út Hà: "Mấy ngày nay trên các trang mạng nơi nào cũng xôn xao về việc MC Phan Anh quyên góp tiền từ thiện tăng nhanh chóng mặt.

Chỉ trong vài ngày, anh ta quyên góp được gần 20 tỉ đồng. Nhiều người cho rằng số tiền đóng góp tăng nhanh như vậy hẳn sẽ có lý do (?).

Thôi, hãy để cho anh ấy đóng góp gì được thì đóng góp cho xã hội, san sẻ gánh nặng phần nào trách nhiệm với chính quyền lo cho dân. Trong lúc này, hơn ai hết đồng bào miền trung rất cần những người như anh ấy. 

Chúng ta ko làm được những gì như Phan Anh làm thì cũng đừng nên soi mói, nếu anh ta làm sai thì "chạy trời sao cho khỏi nắng", hãy để pháp luật nói.

Trong tâm tôi rất nể phục Phan Anh về khả năng vận động này. Tôi làm từ thiện nhiều năm, chưa có đợt nào tự cá nhân tôi vận động được số tiền lên đến 200 triệu đồng. Có lần, một người quen cho tôi một lúc 50tr để xây căn nhà tình thương cho hộ nghèo vùng giáp biên giới Campuchia, tôi mừng muốn khóc. Đằng này, trong vòng mấy ngày thôi mà Phan Anh vận động quyên góp số tiền lên đến hàng chục tỉ đồng, thật là một con số đáng nể. Có thể nói là kỷ lục từ trước đến nay chưa có cá nhân hoặc tổ chức nào làm được trong thời gian tíc tắc như vậy.

Đất nuớc ta còn nhiều khó khăn, nạn thiên tai bão lụt lại thường xuyên ập đến, nặng nhất là khúc ruột miền trung. Ngay bây giờ đây, hơn lúc nào hết, chúng ta cần lắm những người có khả năng vận động quyên góp như Phan Anh để giúp dân vượt qua khó khăn mà thiên tai bão lụt gây ra.

Còn chuyện Phan Anh, nếu anh ta bị tổ chức nào đó lợi dụng việc làm này để thực hiện âm mưu nào khác theo kiểu "Mượn gió bẻ măng" thì người chịu trách nhiệm với pháp luật là chính anh ta chứ không ai khác.

Trường hợp, nếu chúng ta nghi ngờ sai đối tượng, hiểu nhầm người tốt thì sao ?

Hãy để cho Phan Anh làm tốt việc anh ta đang làm. Ai cũng hiểu rõ pháp luật rồi : Có công thì thưởng, có tội thì phạt."

Bạn Hạnh Lê cũng đã nói: "Rất nhiều bạn cho rằng đang lúc hoạn nạn, cứu trợ cho dân là cấp bách, miễn là có tiền là được, hậu xét. Nói thì nghe có lý và dễ đồng cảm song đồng tiền cứu trợ dân phải hết sức sạch sẽ, hết sức hợp pháp. Người dân đương nhiên họ không hiểu tiền đó ở đâu tới và họ cảm ơn những mạnh thường quân, đồng bào đã cứu giúp khổ nạn. Song họ không thể nào chấp nhận nếu đồng tiền đó không sạch, phi pháp. Trong một gia đình thôi anh em giúp nhau cũng thường hỏi tiền đó là ở đâu ra, nếu không rõ thì người nhận cũng rất phân vân áy náy. Bởi vậy việc có sự điều tiết, quản lý của nhà nước, giám sát cộng đồng nguồn tiền tài trợ, quyên góp sẽ tránh được những hệ lụy xấu có thể xảy ra. Tốt nhất là PA hãy công bố nguồn tiền về tài khoản của mình, làm đúng pháp luật đừng đưa dân vào thế khó trong trường hợp họ nhận phải đồng tiền, hàng hóa cứu trợ không sạch. Đó vừa là đạo lý, vừa là trách nhiệm và thượng tôn pháp luật".

Đồng tình với ý kiến của chị Phùng Út Hà và Hạnh Lê, bạn Mai Thanh Hải đã dẫn ra một ví dụ về cách làm KCB Hải Ngoại, công khai danh tính của những người đóng góp để giải tỏa dư luận, giải tỏa nghi ngại về nguồn đóng góp "sạch hay không sạch".

-Mai Thanh Hai: "Nếu làm như người ta thế này mà được 20 tỉ ai nói làm chi. Khi ấy phải dành cho PA chức bộ trưởng ấy chứ

Ở phía khác, cũng có những ý kiến bênh vực, ngưỡng mộ Phan Anh và tỏ ra tin tưởng vào lòng tốt, sự vô tư cũng như bản lĩnh chính trị của của Phan Anh.

QuynhHuong Xuhue: "Tôi tin chắc chắn rằng đồng tiền Phan Anh dùng là tiền sạch! Vì người có đồng tiền sạch thường muốn cho trực tiếp người dân và họ tin Phan Anh là người có đủ uy tín để họ gởi gắm! Còn đồng tiền ko sạch lại hay đi theo đường chính nghạch, được khoa chiêng múa trống cho thiên hạ biết mình đang làm từ thiện với nhiều mục đích riêng. PA K cần PR để nổi tiếng. Con người có tâm có Đức xã hội biết liền cần gì ai dạy người ta! Toi kính trọng và ngươi gd mộ Phan Anh vô cùng! Vì tôi có rất nhiều người bạn suốt đời đi làm từ thiện. Cũng nhờ có mối quan hệ tốt nén giúp được nhiều người. Xh cần những người như vậy quá. Mình chua lam gì được cũng thấy hổ thẹn chứ! Người Việt Nam! Đúng là văn hoá làng xã ăn sâu trong máu nên chỉ tài săm soi. Thấy người ta tốt cũng nghi ngờ vì đem dạ tiểu nhân đo lòng quân tử mà! Còn có bị phản động lợi dụng hay không có lẽ một người như PA có đủ nhãn quan chính trị để phân biệt và biết phải chịu trách nhiệm trước hành động của mình!"

Chắc như đinh đóng cột rằng đồng tiền của Phan Anh là "tiền sạch". Còn đồng tiền không sạch thì thường đi đường "chính ngạch", có nghĩa là nó được đóng góp qua đường có tổ chức, có pháp nhân và thường rất rùm beng!

Trả lời rằng tiền sạch hay không sạch thì khó lắm, những công chức đóng góp 1 ngày lương, chị tiểu thương quyên góp tại chợ, bạn sinh viên đi gom quần áo cũ... chắc là sạch. Nhưng nếu quản lý không tốt, chi tiêu không tốt, không đúng đối tượng thì nó cũng có thể trở nên không sạch. Cứu trợ mới diễn ra ít hôm đã có nhiều phản hồi tiêu cực. 

Vậy, cứu trợ là mục đích còn quyên góp và phân phối là phương pháp. Người ta sẽ không sai và thậm chí được tôn vinh vì mục đích cứu trợ, nhưng có thể sai ở cách thức quyên góp và cách phân phối vì bị chi phổi bởi nhiều động cơ.

Còn nhớ trường hợp Lê Quốc Quân, tín đồ TCG, ủy viên trung ương đảng Việt Tân bị xử tù vì tội trốn thuế, phương Tây và đám dân chủ cuội, tù nhân lương tâm la ó om sòm nhưng riêng Quân thì im như thóc. Vì sao vậy? Vì trong tài khoản của Quân có nhiều tỉ được chuyển về từ nước ngoài không chứng minh được là sạch.

Cách tốt nhất để phân biệt đúng sai là phải dựa vào các quy chuẩn của pháp luật. Có thể nói lòng tốt thì rất nhiều nhưng lại thiếu hiểu biết pháp luật nên thể hiện lòng tốt sai cách, tùy tiện cũng có thể tạo cơ hội cho những cái tâm không sạch lợi dụng. Chúng ta và Phan Anh nên đọc lại Nghị định 64/2008/NĐ-CP “về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo”, được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 14/5/2008. 

Tiền mà Phan Anh có là "sạch hay không sạch" chúng ta không đủ điều kiện để thẩm định, cái đó để dành cho cơ quan chuyên môn. Song, cái mà có thể thấy được khi đối chiếu với Nghị định 64 thì Phan Anh đã:

Vi phạm Điều 4, quy định về “Tổ chức kêu gọi, vận động đóng góp tiền, hàng cứu trợ” vì theo quy định, cá nhân không được phép kêu gọi vận động tiền cứu trợ.

Vi phạm Điều 5, quy định về “Các tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ” vì ngoài các tổ chức, đơn vị được cho phép "không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ”.

Vi phạm Điều 6 về “Thành lập Ban Vận động và tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ” mà Nghị định 148/2007/NĐ-CP về thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã quy định.

Vi phạm khoản 1 và khoản 3 điều 9 và điều 16 về mở tài khoản để tiếp nhận nhận tiền, hàng cứu trợ, cung cấp các dịch vụ cứu trợ vì không mở tài khoản cứu trợ tại Kho bạc Nhà nước.

Điều mà chúng ta và Phan Anh nên làm là thượng tôn pháp luật. Vì vậy, Phan Anh cần làm gì để tránh thị phi và điều đáng tiếc có thể xảy ra: Công khai nguồn tài trợ; Đăng ký lại tài khoản cho đúng cách; Chuyển toàn bộ số tiền đã có sang tài khoản mới hoặc của những tổ chức pháp nhân mà luật đã quy định; Tham gia quản lý và phân phối theo đúng quy định.

Mọi người đều có thể trở thành anh hùng hoặc tội đồ nếu ứng xử đúng cách hoặc không đúng cách. Ranh giới của nó cũng khá mong manh khi nguồn tiền sạch hoặc không sạch, địa chỉ đến không đúng.

KÍNH CHIẾU YÊU
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét