THÔNG NÃO ĐÁM RẬN VỀ THỦY ĐIỆN

Vào thế kỷ 16, đất nước Hà Lan có chiến tranh tám năm với đế quốc Tây Ban Nha hùng mạnh có dân số đông gấp nhiều lần, biết rằng không thể thắng trong một cuộc chiến trên bộ vì chênh lệch lực lượng quá lớn, người Hà Lan đã nghĩ đến việc tận dụng iu thế hải quân, không hề do dự, họ quyết định rằng để đảm bảo thắng lợi cho cả dân tộc, thì một phần nhân dân phải hy sinh.

Người Hà Lan đã nhanh chóng phá những con đê, dẫn nước tràn về gây ngập khắp từ Alkmaar cho đến Gorinchem khiến quân Tây Ban Nha không thể tiến thêm, ngoài ra, những dòng sông mới tạo ra từ nước lũ đã cho phép hải quân Hà Lan tràn vào đất liền dù điều này đồng nghĩa rằng những làng mạc ở vùng trũng và người dân ở đó đều sẽ bị xoá sổ. Hạm đội Geuzen huyền thoại là lực lượng hải quân đầu tiên trên thế giới đưa được thuyền vào tận sâu trong lục địa và đã giành được những thắng lợi mang tính quyết định.

Chiến thuật phá đê dùng sức nước này được người Hà Lan vận dụng suốt tới tận thời hiện đại mỗi lần có chiến tranh, người anh hùng De Ruyter nổi tiếng vì phá đê chặn được quân Pháp hơn là đánh úp tiêu diệt được quân Anh. Khi cân nhắc giữa mất một phần và mất trắng, người lãnh đạo thậm chí phải vứt bỏ nhân tính, hòng đưa ra những quyết định khó khăn để đem lại kết quả tốt nhất, bất kể là phá đê hay xả nước đập thuỷ điện.
Ảnh minh họa.

Lẽ hiển nhiên, muốn có thắng lợi thì phải chấp nhận hy sinh, liệu Thuý Kiều có vàng để chuộc cha nếu không chấp nhận bị mất trinh? Hỏi tức là giả nhời.

Văn minh luôn đắt đỏ, và thường được trả bằng môi trường ở mức độ nào đó. Cần tới 140 lít nước ngọt để sản xuất ra nguyên liệu đủ pha một tách cafe, đọc đến đây chắc các bạn đã phần nào hiểu được tại sao lại có hạn hán ở Tây Nguyên.

Mấy hôm trước, nhà máy thuỷ điện Hố Hô đã xả tới gần 26 triệu khối nước xuống huyện Hương Khê nhấn chìm nhân dân trong dòng nước lũ cao tới 2 cm (diện tích Hương Khê là 1.278.969.900 m2) trong suốt 4 giờ liền gây bức xúc trong dư luận. Dù rằng Hương Khê vẫn là rốn lũ ngập thường niên từ thời voi Ma mút chưa tuyệt chủng tức 12.345 năm trước khi thằng thiết kế cái đập thuỷ điện kia mở mắt chào đời.

Nước thuỷ điện xả ra là nước mưa ở thượng nguồn về, tích qua cái đập của nhà máy, khi đầy thì nước xả tự do không thì vỡ đập chết cả nửa tỉnh. Đập giữ được một phần nước, còn lại của thiên trả địa, chứ nhà máy thuỷ điện có đái ra nước lũ không? Trước đây cứ mùa lũ là ngập cả mùa, từ hồi có đập thuỷ điện thì chỉ ngập có vài giờ, thế là tốt hơn hay xấu đi, hả các bạn báo chí ngu học thối mồm?

Việt Nam là một nước truyền thống thiếu điện, miền Nam gần như không sản xuất được điện, hoặc không hiệu quả. Thuỷ điện là rẻ nhất, và quy mô đủ cho sản xuất công nghiệp và phát triển kinh tế. Bọn phản đối thuỷ điện và điện hạt nhân lại là những đứa kêu to nhất khi cắt điện luân phiên vì thiếu hụt.

Thuỷ điện có gây tác động đến môi trường, nhưng lợi ích nó mang lại cho dân sinh luôn tương đương. Trong đó việc điều tiết nguồn nước là quan trọng nhất, từ hồi có hệ thống thuỷ điện ở sông Đồng Nai, vùng hạ lưu không còn bị lũ lụt. Việc ngập lụt do thuỷ điện xả lũ là có, nhưng như đã nói, so với lợi ích nó mang lại, thì đây là một sự đánh đổi cần thiết.

Nếu đóng cửa nhà máy thuỷ điện này cũng tốt, đóng rồi hoàn thổ trả lại nguyên trạng dòng sông và tôi tin rằng năm sau vẫn lụt, còn thiếu điện thì cứ cắt điện của mấy toà soạn báo đến khi nào đủ thì thôi, thế là đẹp cả đôi đường. Đợt xả lũ này nghe đâu gây chết 1 người, còn lũ báo chí giết cả vạn, không tin hãy đến Bạch Mai hỏi xem mỗi ngày có bao nhiêu bệnh nhân chết nhe răng vì nghe báo chí quảng cáo uống thuốc lang Mường lá lẩu thay vì điều trị ở bệnh viện chuyên khoa.

CHUNG NGUYỄN
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét