“THÍ ĐIỂM PHÁ SẢN NGÂN HÀNG” QUA MÕM “RẬN CHỦ”

Liên quan đến thông tin Chính phủ sẽ “ thí điểm cho phá sản ngân hàng” được đăng tải trên một số trang mạng những ngày vừa qua. Trong dư luận đã xuất hiện những luồng ý kiến trái chiều về vấn đề này. Mặc dù đa phần người dân đều đồng tình ủng hộ với quyết định, tức là sẽ cho phá sản những tổ chức tín dụng, công ty tài chính hoạt động yếu kém.
"Dân chủ lại lên đồng"

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân do nhận thức chưa đầy đủ bản chất vấn đề, cộng thêm vào đó là những kẻ đội lốt dân chủ lợi dụng thông tin này để tuyên truyền xuyên tạc về chủ trương trên để gây bất ổn về kinh tế, chính trị cho đất nước. Chúng tuyên truyền rằng: Ngân hàng phá sản sẽ đền bù cho người gửi tối đa 50 triệu đồng cho dù người đó gửi bao nhiêu tỷ, luật phá sản là một cơ hội để rũ bỏ nợ nần và chiếm đoạt tài sản của người khác, và kêu gọi mọi người dân rút tiền trước khi mất trắng.

Nhiều người trong chúng ta đã biết đến tác hại của việc rút tiền đồng loạt, vấn đề đầu tiên đó là những ngân hàng trên sẽ không đủ tiền mặt để hoàn trả cho tất cả khách hàng, bởi vì thông thường một ngân hàng dù ở bất kì quốc gia nào cũng chỉ có 5% đến 10 % tài sản là tiền mặt, số còn lại đem cho các doanh nghiệp và cá nhân vay. Tất nhiên ngân hàng vẫn có thể đòi lại các khoản vay để thanh toán nhưng không thể thu hồi ngay lập tức. Trong trường hợp trên cách xử lý phổ biến nhất thường là trông chờ vào sự can thiệp của Nhà nước (Nhà nước sẽ bơm tiền để ngân hàng trả cho khách) . Và hậu quả của vấn đề này đó là gây sức ép về mặt tài chính cho cho Nhà nước, làm người dân hoang mang, là cơ hội để kẻ xấu tuyên truyền kích động rằng đất nước đang bất ổn, chế độ đã yếu kém, nên thay đổi chế độ, đồng thời khi Nhà nước bơm tiền cứu vớt thì sẽ một số sẽ có một số kẻ thừa cơ trục lợi như cách mà nhiều ngân hàng lớn được bơm tiền ở Mỹ. Nước Mỹ là một ví dụ điển hình, cơn đại khủng hoảng thế kỉ 1930, 1940 đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế vốn rất hùng mạnh này.
Xin đính chính lại những thông tin sai lệch trên. Có thể nói tiến trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng trong thời gian qua đã đạt được những thành công nhất định, tuy nhiên hệ thống các tổ chức tín dụng vẫn còn những tồn tại chưa khắc phục được hoàn toàn, đặc biệt là vẫn còn những ngân hàng yếu kém, quy mô nhỏ, tập trung phần lớn nợ xấu của hệ thống. Cụ thể căn cứ theo số liệu thống kê của ủy ban giám sát quốc gia hiện nay có 19 tổ chức tín dụng chiếm 55,1% tổng nợ xấu hệ thống. Đặc biệt, lãi dự thu (đa phần lãi dự thu có khả năng biến thành nợ xấu) của riêng 9 tổ chức tín dụng đã chiếm 61,7% tổng lãi dự thu của toàn hệ thống, đây là những tổ chức hoạt động yếu kém gây ảnh hưởng chung đến toàn bộ hệ thống ngân hàng, tốn kém tiền của công sức của Ngân hàng nhà nước. 

Trước tình hình trên, tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội ngày 22/10, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định Chính phủ sẽ quyết liệt trong tái cơ cấu kinh tế, không cứu vớt các ngân hàng, doanh nghiệp yếu kém. Chính phủ đề xuất giải pháp thí điểm cho phá sản ngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém. Làm được như vậy thì có tác dụng cảnh tỉnh rất nhiều. Chứ bây giờ cứ thành lập ngân hàng cổ phần, hoạt động yếu kém, rồi nhà nước phải mua lại 0 đồng, rồi nhà nước đứng ra lo thì ai chả muốn làm. Với tổ chức ngân hàng nào còn có thể phục hồi được thì chúng ta nói là tái cơ cấu, còn với những ngân hàng không phục hồi được thì gọi là xử lý ngân hàng yếu kém”.

Và trái ngược với những tin đồn thất thiệt rằng ngân hàng chỉ trả cho mỗi cá nhân tối đa 50 triệu đồng, ông Vương Đình Huệ khẳng định Chính phủ bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, đồng thời không để xảy ra hiệu ứng domino. Trước đó một ngày Bộ trưởng Bộ Tài chính ông Đinh Tiến Dũng cũng đưa ra nhận định, việc đảm bảo an toàn hệ thống là cần thiết, Chính phủ đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, nhưng những ngân hàng bê bết quá thì không thể để tồn tại được. Ông Nguyễn Phước Thanh – Phó Thống đốc NHNN cho biết thêm trước mắt sẽ cho phá sản các quỹ tín dụng, các Cty tài chính hoạt động yếu kém để thị trường quen dần, sau đó sẽ đến nhà băng nhỏ yếu kém.

Như vậy hoàn toàn không có chuyện Nhà nước cho phá sản hàng loạt ngân hàng để rồi chỉ trả cho người gửi 50 triệu đồng, qua đó chuộc lợi bất chính như những thông tin bịa đặt mà kẻ đội lốt dân đưa ra. Chính phủ đã tính toán đến các biện pháp để nhằm bảo vệ quyền lợi cho người dân có tiền gửi ở những tổ chức tín dụng họa động yếu kém và đây có thể nói là một chủ trương hết sức đúng đắn của chính phủ nhằm giải quyết tình trạng nợ xấu vốn tồn tại âm ỉ lâu nay, giảm gánh nặng kinh tế cho đất nước.

THIÊN LƯƠNG
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét