Câu chuyện nước mắm nhiễm asen trở thành câu chuyện nóng trên các diễn đàn mấy ngày qua. Câu chuyện này như một vở kịch được biên tập thành 2 đoạn với những diễn biến trái ngược nhau, mặc dù thời gian chỉ cách nhau vài ngày, khiến cho khán giả, dư luận liên tục trải qua những cảm xúc trải ngược nhau!
“Cơn bão” truyền thông được bắt đầu từ ngày 17/10, khi mà Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) công bố kết quả cuộc khảo sát toàn diện về nước mắm được thực hiện trên 150 mẫu đóng chai, trên 88 nhãn hiệu được mua trực tiếp tại các siêu thị, đại lý, trung tâm thương mại,… Với một thông báo kiểu “lập lờ đánh lận con đen”, Visnastas đã nhấn mạnh nội dung “Đặc biệt, hàm lượng Arsen (thạch tín) ở phần lớn mẫu cao hơn nhiều so với quy định. Tuy nhiên khi thử nghiệm 20 mẫu trong số các mẫu khảo sát có arsen tổng vượt ngưỡng quy định thì đều không phát hiện arsen vô cơ”. Tuy nhiên, họ không giải thích asen vô cơ, hữu cơ là gì, họ lại bồi thêm câu nhận xét rằng “theo quy định QCVN 8-2:2011/BYT, hàm lượng arsen (thạch tín) cho phép có trong sản phẩm nước chấm tối đa là 1,0 mg/L. Tuy nhiên kết quả thử nghiệm arsen tổng cho thấy 101/150 mẫu khảo sát (chiếm 67,33%) không đạt quy định của QCVN này”. Họ còn nhấn mạnh, “các mẫu nước mắm có độ đạm càng cao, tỉ lệ mẫu có hàm lượng arsen tổng vượt ngưỡng quy định càng tăng”, nhằm ám chỉ sự độc hại của nước mắm truyền thống.
Chúng ta đều biết, asen (thạch tín) là chất cực độc, thường được sử dụng làm thuốc chuột, thuốc độc, nên thông tin trên đưa ra đã gây hoang mang dư luận. Tuy nhiên, người ta lại không biết rằng, loại asen có độc tố là asen vô cơ, còn lại asen – thứ tồn tại rất nhiều trong cá và nước mắm truyền thống của chúng ta là asen vô hại. Tuy nhiên, với sự công bố kiểu “lập lờ” của Vinastas, rất khó để người đọc có thể hiểu biết được thông tin trên, chỉ biết asen là chất cực độc và sẽ cho rằng nước mắm truyền thống của Việt Nam – vốn có hàm lượng đạm cao hơn hẳn nước mắm công nghiệp chứa nhiều asen cực độc.
Ngay sau công bố của Vinastas, một cơn bão truyền thông được dựng lên, với nhiều tình tiết đáng ngờ. Hàng loạt các trang báo mạng ở trong nước đồng loạt đăng các thông tin “lập lờ” trên, liên tục trong nhiều ngày. Các bài báo đều có nội dung giống nhau, thậm chí tiêu đề cũng na ná nhau. Mà điểm lạ ở chỗ có gần trăm bài viết, hàng chục phóng viên “tài ba”, kinh nghiệm viết, tuy nhiên lại chẳng ai nhận ra tính lập lờ trên, không biết về asen hữu cơ, asen vô cơ là gì? Chẳng nhẽ, khi họ tiếp nhận thông tin, viết bài ảnh hưởng đến ngành công nghiệp hàng chục nghìn tỷ, tới việc làm của hàng vạn người mà họ không dành ra được 5 phút tìm hiểu cái sự “lập lờ” trên. Đó không còn là sự cẩu thả, thiếu chuyên nghiệp nữa mà là cả một sự tính toán từ trước. Không chỉ thế, chỉ ngày hôm sau, trên báo chí còn đưa ra danh sách các loại nước mắm có lượng asen cao của Vinastas (vốn không được công khai, trong đó, hầu hết là các sản phẩm nước mắm truyền thống của Việt Nam, vốn được sử dụng lâu đời ở Việt Nam). Những thông tin trên đã gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người tiêu dùng, khiến họ không còn tin dùng vào những sản phẩm nước mắm truyền thống.
Đồng thời với đòn đánh truyền thông, ngay sau khi báo chí đưa ra câu chuyện nước mắm nhiễm asen gây hoang mang dư luận, các doanh nghiệp sản xuất nước mắm công nghiệp, trong đó có Tập đoàn Massan – với 2 thương hiệu nước mắm Chinsu và Nam Ngư nổi tiếng nhanh chóng tiến hàng loạt các hành động “thừa đục thả câu”. Ngày 20/10, quảng cáo Masan chiếm trọn trang đầu trong mục Quảng cáo của một tờ báo in với một câu nổi bật “Cam kết đạt chuẩn an toàn thạch tín”. Đồng thời, họ cử hàng loạt nhân viên của mình tới các đại lý, chợ ở nhiều thành phố để phát tờ rơi về danh sách các sản phẩm nước mắm có lượng asen cao và cam kết nước mắm mình không có chứa asen vượt mức. Những hành động trên liên tiếp đẩy các hãng nước mắm truyền thống vào thế khó khăn, hàng loạt sản phẩm bị khách hàng trả về.
Nhưng mà “vải thưa không che được mắt thánh”, kẻ làm việc xấu rồi cuối cùng cũng bị vạch mặt. Sau khi báo chí đăng tải các bài về nước mắm chứa asen, thì chỉ vài ngày sau, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu – những người có lương tri đã lên tiếng phản bác thông tin của Vinastas và báo chí, đưa tới dư luận những thông tin chính xác. Các Hiệp hội nước mắm truyền thống đã nhanh chóng gửi đơn kêu cứu lên các cơ quan chức năng. Và đến chính Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã phải lên tiếng phê phán những bài viết cẩu thả, không kiểm soát, thiếu trách nhiệm của đội ngũ phóng viên, biên tập viên các báo và nghi ngờ có sự dàn dựng phía sau (http://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/vu-nuoc-mam-nhiem-asen-co-dau-hieu-cau-ket-bat-luong-c46a827796.html). Người tiêu dùng được trấn an sau những thông tin xấu, xuyên tạc có chủ đích.
Qua đây, ta thấy màn “tâng hứng” hòa hợp giữa các nhà báo của chúng ta và các hãng nước mắm công nghiệp nhằm dồn doanh nghiệp nước mắm truyền thống ở trong nước đến đường cùng. Nhìn câu chuyện này, ta lại thấy giống với câu chuyện về vụ đánh “tập thể” của báo chí và doanh nghiệp nước ngoài với Tập đoàn Tân Hiệp Phát – doanh nghiệp trong nước duy nhất chiếm thị phần đáng kể trong ngành công nghiệp nước giải khát năm 2015 qua vụ “nước uống có ruồi”. Báo chí dắt mũi dư luận, nâng một kẻ tống tiền doanh nghiệp trở thành anh hùng và đẩy doanh nghiệp trong nước đến đường cùng, tạo lợi thế cho Pepsi và Cocacola, những Tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng về chuyển giá, trốn thuế mở rộng thị trường ở Việt Nam. Không hiểu tại sao họ lại làm như vậy, phải chăng họ đã bị mua chuộc, chi tiền để viết bài?
Nhà báo, những người phải trung thực nhất, dũng cảm nhất phản ánh sự thật, tuy nhiên, một số nhà báo đã bán rẻ lương tâm, vì đồng tiền mà quên đi sứ mệnh của mình, họ thực sự đã trở thành một lũ “bất lương” mang danh nhà báo!
CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét