TÌNH HÌNH VIỆT NAM ĐANG TRÊN ĐÀ PHÁT TRIỂN

Tôi chỉ là một giáo viên bình thường trong xã hợi Việt Nam. Hôm nay, khi lướt web, trên face Dân làm báo tôi đọc bài viết của ông Chu Tất Tiến “Tình hình Việt Nam đã chín mùi cho một cuộc long trời lở đất”, tôi rất tò mò, tại sao nơi tôi đang sống yên bình mà cái ông nhà văn ở Mỹ lại làm thầy bói đoán mò ?

... “Đây là thời kỳ ô nhục nhất của Lịch Sử Việt Nam”, ông Chu Tất Tiến đã khẳng định như vậy.

Tôi nghĩ ông là người có học, thời kỳ ô nhục nhất lịch sử Việt Nam là thời nào ông khắc biết.

Ông cho rằng hệ thống y tế Việt Nam hiện nay tồi tệ: Hai chữ “tồi tệ” ông dùng đánh giá lĩnh vực y tế của Việt Nam là quá đáng. Ồng so sánh Việt Nam với nước nào tôi không biết nhưng Chính quyền nơi tôi đang sống đã đảm bảo 100% trẻ con dưới 6 tuổi có bảo hiểm y tế. Các em học sinh nơi tôi dạy dỗ trước khi vào năm học mới đều được nhà trường và gia đình quan tâm mua bảo hiếm y tế cho chúng. Nhiều bệnh viện Nhi đồng được xây mới, sạch sẽ, đảm bảo điều trị, khám chữa bệnh. Bà Bộ trưởng Y tế rất ý thức trách nhiệm của mình không như những gì ông viết về bà. Tuy thực tế một số bệnh viện quá tải, bệnh nhân không đủ giường nằm nhưng ngành y tế đang cố gắng khắc phục. Các bệnh viện tư nhân đã phát triển không ngừng với trang thiết bị y tế hiện đại.

Hệ thống thông tin truyền thông Việt Nam là hệ thống phát triển rất nhanh, mỗi người dân được cập nhật thông tin trên báo viết, báo nói, báo hình. Mạng internet phổ biến trên toàn quốc, vì vậy những người dân đều được thông tin kịp thời những sự kiện trong và ngoài nước.

Lãnh đạo của Việt Nam chỉ đạo rõ: “Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin. Tăng cường các thông tin chính thức một cách công khai, minh bạch, kịp thời về các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và tình hình phát triển kinh tế - xã hộ. Tuyên truyền các sự kiện lớn của đất nước, tuyên truyền công tác triển khai quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng các cấp. Đẩy mạnh và ứng dụng CNTT gắn với cải cách hành chính trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, duy trì liên lạc trong mọi tình huống, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát trien kinh tế - xã hội - an ninh - quốc phòng”.

Về giao thông vận tải: Tôi không phải minh họa gì thêm cho mất thời gian, ông chỉ nghe những vụ việc tiêu cực mà không thể về nước nhìn tận măt sự đôi thay của xứ sở này. Những công trình gây thiệt hại cho nhà nước vẫn còn xảy ra, chính quyền đang làm sáng tỏ chứ không bao che cho những kẻ xấu.
Ảnh minh họa
Về hệ thống chính quyền, tình hình văn hóa, xã hội: Ông cho rằng chính quyền ở Việt Nam là một nhóm Lý trưởng, Trương tuần thơi Thực dân,Pháp. Ồng so sánh quá đáng rồi đó. Các chương trình xóa đói giảm nghèo không phải chỉ của quốc tế mà là xã hội hóa. Tôi không phủ nhận một số cán bộ xã', phường vì lợi ích cá nhân đã ăn chia tiền của dân, nhưng họ đã bị người dân lên án. Việt Nam đang làm kinh tế thị trường mà, sao không tránh khỏi chuyện đua nhau làm giàu, sẽ có người xấu, người tốt. (Người tốt thì báo chí ít tuyên truyền).

Tôi sẽ nêu một số điểm không những chỉ cho ông mà những người trẻ sống ở hải ngoại nắm chút thông tin về Cán bộ chuyên trách, cán bộ không chuyên trách cấp cơ sở khối văn hóa-xã hội: là cán bộ, công chức phải thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước tại các khu phố, xã, phường, thị trấn. Đây là lực lượng quản lý nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương. Khối lượng công việc rất lớn, nhịp độ làm việc cao, đặc biệt phải thực hiện các công việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau với nhiều nhóm kỹ năng tác nghiệp khác nhau, từ quản lý, theo dõi, điều tra, xây dựng văn bản báo cáo đến việc thực hiện các công tác giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, gia đình, truyền thông..v.v... Khối lượng công việc lớn và mang tính chất đa ngành, liên ngành như vậy nên đòi hỏi năng lực cán bộ, công chức cấp cơ sở phải thực sự cao mới đủ khả năng giải quyết tốt công việc tại địa phương.

Lãnh đạo Việt Nam đã tìm ra một số định hướng và giải pháp để khắc phục tình hình cán bộ cơ sở khối văn hóa-xã hội: “khảo sát, phân tích và đánh giá về đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở một cách khoa học và thực tiễn trước khi quy hoạch, lập các đề án, hoặc chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này. Việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cần chú ý tăng tỷ lệ cán bộ, công chức văn xã là phụ nữ, người dân tộc thiểu số để phù hợp với những mục tiêu thiên niên kỷ và các xã vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, các xã vùng biên giới, hải đảo...”

Ông Chu Tất Tiến luôn miệng chê bai chế độ chúng tôi đang sống và làm việc, ông phủ nhận tất cả mọi cố gắng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Tôi nghĩ ông thừa biết từ năm 1957, trong một Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nêu về văn hoá: “Tiếp tục mở rộng các hoạt động văn hoá, nhằm nâng cao đời sống văn hoá vui tươi lành mạnh và trình độ văn hoá của nhân dân để phục vụ nhiệm vụ củng cố miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Tăng cường công tác xuất bản; chú trọng xây dựng cơ sở đầu tiên cho nền điện ảnh Việt Nam; phát triển vững chắc ngành sân khấu và ca vũ; ỉập thêm tủ sách và nhà văn hoá, câu lạc bộ ở các cơ sở và tăng cường lãnh đạo sinh hoạt văn nghệ, văn hoá của quần chúng; đẩy mạnh và lãnh đạo phong trào thể dục thể thao. Đồng thời phải nâng cao chất lượng của nền văn học, nghệ thuật; đào tạo bồi dưỡng thêm nhiều tài năng mới, chú trọng khai thác hơn nữa vốn cũ văn hoá dân tộc và tăng cường trao đổi văn hoá với các nước; học tập kinh nghiệm các nước tiên tiến”.

Trải qua gần 50 năm, Việt Nam đã phát triển nhanh về văn hóa nghệ thuật, xã hội tuy có những hiện tượng tiêu cực nhưng trong mồi con người Việt sống tại quê hương đều biết lẽ phải. Tôi phản đối những quy kết của ông về hiện tượng cá chết hang loạt ở miền Trung mà mọi người dân lâm vào cảnh cùng đường: “nếu không kiếm được tiền nên đi làm điếm, hớt tóc ôm, bánh mì ôm, cà phê ôm., con trai nên đi ăn cướp. Bộ Xã hội sẽ giúp đỡ phương tiện cho đi ở tù vì tội cướp, giết người, cướp của, đĩ điếm tung hoành”. Nghe rất ngây ngô và vô lối quá ông nhà văn.

Tôi đọc báo và nhìn thực tế về công an các đơn vị, địa phương đã chủ động nắm vững, phân tích, dự báo sát tình hình, tham mưu với Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai các biện pháp bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyên, thống nhất, toàn vẹn lãnh thố của Tô quốc.

Những tấm gương chiến đấu, hy sinh và những cống hiến to lớn của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đã trở thành bức tượng đài bất tử cùng núi sông đất nước, viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Cảnh người chiến sỹ công an bảo vệ cuộc bình yên cho nhân dân, trong đó có tôi và gia đình tôi, tôi luôn cảm phục họ. Chỉ một số ít “con sâu” có hành vi vi phạm pháp luật, người dân đã lên án, họ phải chịu hình thức kỷ luật của ngành, của pháp luật.

Quân đội Việt Nam chúng tôi luôn rèn luyện chăm chỉ nơi thao trường, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc chứ không phải như những lời lẽ thô tục của ông dành cho họ.

Tóm lại, đây là thời kỳ Việt Nam đang trên đà phát triển. Con đường mà Lãnh đạo Viẽt Nam chọn sẽ có nhiều chông gai, thử thách, tôi tin họ sẽ lèo lái, mang đến cho người dân những điều tốt đẹp nhất, một xã hội “độc lập, tự do, hạnh phúc”./.

Phương Linh
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét