SỰ NGUY HẠI CỦA VIỆC BAO CHE CHO BÁO CHÍ

Như bạn đọc đã biết, sự việc anh “phóng viên” Trần Quang Thế được coi là nhân viên của báo Tuổi trẻ bị Cảnh sát hình sự huyện Đông Anh hành hung đang là tâm điểm của cộng đồng mạng trong những ngày vừa qua. Trên mạng Internet đã có rất nhiều bài viết bình luận về vấn đề này đại diện cho hai luồng quan điểm chính.
Một là cho rằng phía Cảnh sát hoàn toàn sai trái và vi pháp pháp luật mà cụ thể là Luật Báo chí. Hai là cả hai bên ai cũng có sự sai lầm trong cách cư xử để dẫn tới hậu quả là những hành vi không đáng có như bạn đọc đã xem qua các video được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, khi sự việc đã lắng xuống, thay vì chửi bới hay trách móc chính quyền trong việc xử lý riêng vụ việc của anh “phóng viên” như giai đoạn ngay sau khi video đó được báo Tuổi trẻ đăng tải lên trang chủ Tuoitre online của mình thì gần đây, đã có nhiều bài phân tích sâu hơn cho rằng Đảng và Nhà nước đang dung dưỡng cho lực lượng Công an, bao che cho lực lượng Công an vi phạm pháp luật và gần như là có tính hệ thống chứ không phải là qua sự việc của Trần Quang Thế mới có. Điều đáng nói ở đây là sự một chiều về phản ánh nội dung thông tin nhằm định hướng dư luận hướng nhân dân nghĩ về lực lượng Công an một cách hết sức tiêu cực. Đó là một sự nguy hiểm tiềm tàng báo trước một nguy cơ rất lớn.
Bức ảnh dẫn chứng cho việc đối tượng Trần Quang Thế bị Công an huyện Đông Anh hành hung, ảnh: internet

Trong bài viết này, tác giả sẽ không đi sâu phân tích đơn lẻ sự việc anh Thế bị đánh bên nào đúng sai bởi lẽ trên mạng Internet đã đăng tải rất nhiều và gần như bạn đọc đã có quan điểm cá nhân của mình. Tuy nhiên, do gần đây xuất hiện tình trạng nhiều trang báo cả lề trái lẫn lề phải có những bài viết nói xấu cả hệ thống ngành Công an, cho rằng ngoài “đánh dân” thì cả nhà báo với “quyền lực thứ tư” trong tay mà cũng không được yên. Thật sự là rất nguy hiểm. Bởi lẽ, trách nhiệm của Công an là gìn giữ an ninh trật tự và an toàn xã hội trong khi báo chí là lực lượng đưa thông tin tới quần chúng nhân dân. Hai trách nhiệm đó đã phân định khá rạch ròi nhưng để xảy ra tình trạng giống như anh Thế gần như tất cả các trường hợp đều do bên Báo chí có hành động không đúng mực từ trước. Trên trang Youtube có rất nhiều clip quay lại quy trình làm việc của Cảnh sát giao thông do người dân họ tự quay. Tác giả hay bạn đọc đều có thể thấy rằng, lực lượng Cảnh sát giao thông cư xử phần nhiều đúng mực, giải thích cặn kẽ cho người dân biết nhưng người dân không biết rằng, việc quay phim lại buổi làm việc đó là quyền của người dân nhưng việc tán phát lên mạng Internet mà chưa được sự đồng ý của cá nhân có mặt trong clip là vi phạm pháp luật. Đó là người dân, có thể họ chưa có kiến thức về luật có thể thông cảm được nhưng phóng viên thì sao. Sự dung dưỡng của cả Hội Báo chí lẫn các tờ báo mà họ không là đơn vị chủ quản của phóng viên đó cũng vậy. Thử hỏi xem mấy tờ báo chính thống (tạm chưa nhắc đến báo lá cải hay phản động) đưa tin dài kỳ hay giật tít gây sốc với sự việc phóng viên cài bẫy đút tiền cho Cảnh sát giao thông rồi đưa bài viết kèm clip lên báo của mình rồi sau đó bị khởi tố điều tra và cuối cùng ra “vành móng ngựa”? Mấy tờ báo “có lương tâm” bênh vực đồng nghiệp như anh Thế (thực ra anh Thế đâu có phải là nhà báo, báo chí mà chỉ tiện tay nhận vơ vào mình thôi) có bài viết dài kỳ phản ánh phóng viên dựng kịch bản dùng chổi quét rau ở Thanh Hóa? Hay anh phóng viên ngang nhiên chặn xe đầu kéo giơ thẻ nhà báo đòi tài xế dừng xe kiểm tra?... 
Báo chí nói rằng ngành Công an như thế này thế nọ tiêu cực, nhiều vấn đề phản ánh rất đúng tuy nhiên chưa đủ, chưa toàn diện và sâu sắc và khi có sự xung đột với phóng viên thì y như rằng bao giờ cũng đổ tội cho phía bên kia không chỉ riêng ngành Công an, nếu sự việc rõ ràng báo chí sai thì viết bài cho có hoặc định hướng dư luận rất vu vơ. Thử hỏi, từng đó dẫn chứng nêu trên thì ai đang bao che cho ai đây?

SHADOWLESS
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét