Câu chuyện cán bộ Công an huyện Đông Anh đánh phóng viên Trần Quang Thế của báo Tuổi trẻ vẫn chưa hạ nhiệt trên cộng đồng mạng. Vần còn rất nhiều các lời bình luận, phân tích, mổ xẻ về hành vi của cả hai bên, phóng viên và Công an. Chuyện ai đúng, ai sai đã được phân tích nhiều. Ở đây, tôi không muốn bàn luận thêm. Tôi chỉ muốn đề cập tới một hiện tượng khác đáng phê phán hơn đó là hiện nay có không ít các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí, thù địch Nhà nước Việt Nam đã và đang lợi dụng câu chuyện này để “té nước theo mưa” bôi lem, chỉ trích, phê phán cả lực lượng Công an và rộng hơn nữa là đả phá cả chế độ, kêu gọi đòi thay đổi chế độ.
Điển hình như mới đây, một số nhà “dân chủ” như Nguyễn Xuân Diện, Trương Duy Nhất đã lên mạng xuyên tạc về câu chuyện trên, phóng đại, thổi phóng nó thành vấn nạn chung, thành hiện tượng điển hình, phổ biến của lực lượng Công an.
Nguyễn Xuân Diện xuyên tạc:
“Trong 2 năm gần đây, tình trạng lực lượng công an trên cả nước lợi dụng chức quyền, hay việc thi hành công vụ đánh người dân thô bạo ngày càng nhiều, công khai và bất chấp dư luận. Những hành động như vậy của họ được ví như kiêu binh ngày xưa và dường như họ đã được hệ thống quản lý bảo kê, chính vì vậy hiện tượng này ngày càng phổ biến hơn, nhiều hơn và sự đánh đập càng dã man hơn.”
Còn đây là ý kiến của Trương Duy Nhất:
“Theo tôi, những hành vi như thế phải gọi đúng tên là hành vi côn đồ, mà với nhà báo, dân chúng hay bất kỳ ai, thìcông an cũng không được quyền “thượng căng chân, hạ cẳng tay” như vậy. Điều đó đã cho thấy hiện tượng kiêu binh hóa trong ngành công an đã hiện diện ngày một rõ hơn. Điều đó đã gây nên sự ác cảm của dân chúng. Thú thật, chưa bao giờ hình ảnh lực lượng công an lại tồi tệ như vậy.”
Quay trở lại vấn đề, việc cán bộ Công an huyện Đông Anh đánh phóng viên Trần Quang Thế là có thật. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, đó không phải là hiện tượng và tình trạng phổ biến của ngành Công an. Không hề có chuyện đây là việc “bình thường như cơm bữa” của Công an để rồi vu cáo toàn ngành Công an là kiêu binh như ý kiến của Nguyễn Xuân Diện và Trương Duy Nhất.
Ngành nào cũng có những cán bộ sai phạm. Những cán bộ Công an đánh phóng viên cũng đã sai phạm và họ sẽ bị xử lý. Tuy nhiên cần nhìn nhận khách quan đó chỉ là những cá nhân cá biệt, hiện tượng cá biệt, không thể lấy một vài cán bộ hiện tượng như thế để đánh đồng cho toàn ngành để bôi lem hình ảnh của cả môt lực lượng vốn đang rất vất vả để giữ gìn cuộc sống bình yên hạnh phúc của nhân dân.
Bao nhiêu vụ trọng án, bao nhiêu ổ nhóm tội phạm đều là do lực lượng Công an triệt phá, cuộc sống bình yên của nhân dân trong xã hội hiện nay cũng là do Công an mang lại. Có rất nhiều tấm gương sáng của lực lượng Công an giúp đỡ nhân dân hết mình, thậm chí hi sinh cả tính mạng vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Do đó, sẽ là thiếu khách quan nếu Xuân Diện và Duy Nhất chỉ dựa vào một vào cán bộ sai phạm để rồi phủ nhận, bôi lem cả một lực lượng.
Đáng phê phán hơn, từ câu chuyện trên Xuân Diện, Duy Nhất còn dấn tới xuyên tạc cả hệ thống, cho rằng sở dĩ các cán bộ Công an có thể lộng hành đánh người là vì do lỗi hệ thống, vì được các cấp, thậm chí pháp luật che chở, dung túng, từ đó phủ nhận cả hệ thống chính trị.
Xuân Diện nói:
"Sở dĩ có tình trạng này, là vì các văn bản pháp luật của Nhà nước đã cho công an rất nhiều quyền lực khi thực thi nhiệm vụ. Thứ 2 là hệ thống luật pháp của Việt Nam là hệ thống luật pháp chỉ bảo vệ cho người ở các cơ quan công quyền thôi. Rõ ràng là các văn bản pháp luật cũng như việc thi hành của Tòa Án, công an, hay Viện Kiểm sát rõ ràng là có sự bảo kê cho lực lượng này.”
Cần khẳng định đây là một sự xuyên tạc của Xuân Diện. Không ai bao che cho những cán bộ sai phạm, nhất là không hề có chuyện luật pháp được ban hành ra chỉ bảo vệ người thuộc cơ quan công quyền. Xuân Diện đừng lợi dụng chuyện một vài cán bộ sai phạm để rồi xuyên tạc quá mức như vậy.
Và như một tư duy lo gics, theo các nhà “dân chủ” như Xuân Diện, Duy Nhất, để chấm dứt dình trạng này cần phải thực hiện tam quyền phân lập theo hình mẫu của Mỹ và các nước phương Tây, cần phải thay đổi chế độ, thay đổi hệ thống. Đến đây thì cái đuôi của họ cũng lòi ra.
Tóm lại, từ câu chuyện sai phạm của một vài cá nhân, những nhà dân chủ đang cố tình té nước theo mưa, lợi dụng sự bức xúc của dư luận để kêu gào hạ thấp hình ảnh lực lượng Công an, kêu gào đòi thay đổi chế độ.
Chúng ta phê phán các cán bộ có sai phạm, phê phán nhà báo chưa đúng mực nhưng đồng thời cũng cần phải lên án mạnh mẽ những kẻ cố tình té nước theo mưa này.
VIỄN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét