Hà Nội những ngày thu tháng 9 thời tiết nóng lạ thường. Dư luận xã hội trong nước càng nóng hơn với những tranh luận gay gắt về những vụ việc liên quan đến nhà báo với lực lượng công an. Các thế lực chống cộng lợi dụng lúc triệt để các vấn đề xã hội nóng hổi này để bịa đặt xuyên tạc, kích động những người thiếu hiểu biết về cả pháp luật lẫn cách hành xử chĩa mũi rìu dư luận về phía cơ quan chức năng.
Đài RFA đưa tin về vụ xô xát giữa phóng viên báo tuổi trẻ với công an huyện Đông Anh |
Tuyệt nhiên, kể từ lúc xảy ra vụ án mạng trên cầu Nhật Tân và vụ xô xát của nhóm người tự xưng là “nhà báo” với lực lượng chức năng trên cầu, dường như không có một bài báo nào quan tâm đến anh taxi – nạn nhân chính trong vụ án kia, mà đồng loạt các tờ báo lớn nhỏ đều hướng dư luận có cái nhìn không hề thiện cảm với lực lượng chức năng.
Hầu hết các báo như Tuổi trẻ, Người Lao Động, Thanh Niên, Zing.vn… đều đưa tin vụ việc thông qua những hình ảnh lan tràn trên mạng xã hội và … lời kể của phóng viên (cộng tác viên Quang Thế), mà vừa mới hôm 30/9/2016 được báo Tuổi Trẻ phong lên làm “Nhà báo”. Cũng không có báo nào phỏng vấn người dân, lực lượng chức năng, hay công an địa phương có mặt tại hiện trường. Câu hỏi đặt ra rằng các cơ quan ngôn luận đưa tin đã “khách quan”, “trung thực” hay chưa? Thậm chí, cư dân mạng còn có người cho rằng “các video clip được tung lên mạng có dấu hiệu dàn dựng?”
Quang Thế và Huy Trung nên am hiểu pháp luật trước khi đưa tin hiện trường |
Dư luận xã hội có nhiều câu hỏi dành cho “Nhà báo” Quang Thế của báo Tuổi trẻ, cụ thể đó là tại sao Quang Thế đi tác nghiệp, đặc biệt là hiện trường vụ “trọng án” lại không mang theo thẻ phóng viên? – Đây là quy định bắt buộc khi tiếp cận hiện trường của nhà báo, thứ hai tại sao Quang Thế cố tình xông vào hiện trường mặc dù lực lượng chức năng đã ngăn cản, nhắc nhở nhẹ nhàng? Liệu Thế vào đưa tin hay còn mục đích nào khác? Tại nơi xảy ra vụ án, lực lượng chức năng có quyền cho phép người ra, vào hiện trường, và đây là khu vực “cấm” theo “danh mục bí mật nhà nước”. Vậy phải chăng Quang Thế không nắm chắc luật báo chí cũng như Luật Hình sự, tại sao báo Tuổi trẻ lại để một phóng viên không am hiểu pháp luật đến đưa tin hiện trường? Việc đăng tải thông tin của chiến sĩ hình sự lên mạng xã hội đã được sự đồng ý của cơ quan chức năng và cá nhân chiến sĩ chưa? Phải chăng báo Tuổi trẻ đang tiếp tay cho các đối tượng vi phạm pháp luật có thông tin để tìm cách trả thù những người đang đấu tranh vì bình yên của Tổ Quốc? Ngay sau vụ việc xảy ra, cơ quan chức năng đã có lời xin lỗi đến báo Tuổi trẻ, và cá nhân “Nhà báo” Quang Thế, vậy phía báo Tuổi trẻ và “Quang Thế” đã có lời xin lỗi nào gửi đến lực lượng bảo vệ hiện trường vì hành vi “quá khích”, thậm chí “vi phạm pháp luật” của mình chưa?
Ngày 29-9, sau khi công an thành phố Hà Nội thông tin về kết quả điều tra, xác minh, xử lý vụ việc giữa phóng viên Báo Tuổi trẻ với chiến sỹ Đội cảnh sát hình sự, công an huyện Đông Anh, trên cầu Nhật Tân đã thống nhất kết luận, hành vi của chiến sỹ Ngô Quang Hưng đã vi phạm Quy tắc ứng xử của sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, công nhân viên chức trong Công an nhân dân, ban hành theo Quyết định số 893/2008/QĐ-BCA ngày 4-7-2008 của Bộ trưởng Bộ Công an. Căn cứ theo Thông tư số 16 ngày 8-4-2016 của Bộ Công an, hành vi của chiến sỹ Ngô Quang Hưng bị xử lý theo Điều 12, với chế tài cao nhất là khiển trách.
Bên cạnh đó, cơ quan điều tra đã thu thập các tài liệu, chứng cứ, gồm: lời khai của anh Trần Quang Thế; hình ảnh, clip đăng tải trên một số phương tiện thông tin; lời khai của những người liên quan và các nhân chứng; cùng báo cáo của những người làm nhiệm vụ bảo vệ hiện trường…Từ đó xác định, chiến sỹ Cảnh sát hình sự Ngô Quang Hưng đã xảy ra xô xát bằng chân tay với anh Trần Quang Thế, nhưng chưa gây ra hậu quả, tác hại đối với sức khỏe của Thế. Qua công tác điều tra, cũng xác định Thế đã có những hành vi vi phạm hành chính, gồm:
1. Vi phạm điểm đ, khoản 1 – Điều 18, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ANTT, TTATXH; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, cụ thể: Vi phạm vào khu vực cấm, nơi tiến hành hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật Nhà nước mà không được phép.
2. Vi phạm điểm b khoản 2, Điều 6, NĐ 167/CP: chụp ảnh tại khu vực cấm
- Vi phạm điểm e, khoản 1, điều 18 – Nghị định 167/CP: có lời nói lăng mạ người thi hành công vụ;
3. Vi phạm điểm b, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 159/2013/NĐ – CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản: lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp, cản trở hoạt động đúng pháp luật của tổ chức, cá nhân
4. vi phạm điểm d, khoản 4, Điều 6, Nghị định số 46/2016/NĐ – CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt: đỗ xe mô tô trên cầu.
- Vi phạm điểm C, Khoản 1, Nghị định số 46/2016/NĐ – CP không chấp hành yêu cầu của người điều khiển giao thông
Khi sự việc xảy ra ở cầu Nhật Tân sáng 23-9, Căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự việc bảo vệ hiện trường các vụ án thì lực lượng chức năng là Công an Huyện Đông Anh có nhiệm vụ hướng dẫn rõ và yêu cầu đối với người không có nhiệm vụ rời khỏi hiện trường. Đồng thời, việc phong tỏa hiện trường trong một phạm vi rộng là điều rất cần thiết trong hoạt động điều tra để không bỏ lọt bất kỳ dấu vết nào của tội phạm. Ngay khi có vụ việc xảy ra thì những người được giao nhiệm vụ bảo vệ hiện trường có trách nhiệm phong tỏa khu vực nơi xảy ra vụ án để bảo vệ. Tuy nhiên, do những vụ việc xảy ra bất ngờ, tình huống bảo vệ hiện trường rất cấp bách. Do đó, cơ quan có thẩm quyền, người được giao nhiệm vụ có thể xử lý tình huống bằng những nhân sự, phương tiện sẵn có để bảo vệ hiện trường tại chỗ, sau đó sẽ phối hợp với cơ quan, đơn vị cùng phối hợp và thực hiện tác nghiệp theo quy định của pháp luật. Trong những tình thế khẩn cấp, không nhất thiết các cán bộ bảo vệ hiện trường phải mặc quân phục, hay căng dây bảo vệ hiện trường.
Căn cứ Điều 2, Quyết định số 13/2010/QĐ-TTg ngày 12-2-2010 của Thủ tướng Chính phủ, quy định về danh mục bí mật Nhà nước, thì “Hoạt động nghiệp vụ của các đơn vị nghiệp vụ thuộc lực lượng CAND là bí mật thuộc độ Tối mật”. Hoạt động bảo vệ hiện trường, khám nghiệm hiện trường chính là hoạt động nghiệp vụ, thuộc danh mục bí mật Nhà nước. Điều 14, Nghị định 33/2002/NĐ-CP ngày 28-3-2002 của Chính phủ quy định, “người không có phận sự không được phép tiếp cận khu vực, địa điểm cấm và nơi cất giữ bí mật Nhà nước”.
Như vậy, chúng ta có đủ căn cứ xác định việc “Nhà báo” Trần Quang Thế của báo Tuổi Trẻ và một số nhà báo, phóng viên có mặt tại hiện trường vụ án nhưng “không chấp hành hiệu lệnh của lực lượng chức năng” là vi phạm pháp luật, đồng thời có những hành vi gây cản trở công tác điều tra của cơ quan công an, dù được nhắc nhở song vẫn cố tình gây khó khăn cho công tác bảo vệ hiện trường của lực lượng chức năng. Bên cạnh đó, người quay clip cũng tự xưng là nhà báo, và “đề nghị lực lượng chức năng đang làm công tác bảo vệ hiện trường” kiểm tra một người đàn ông ở hiện trường là không đủ thẩm quyền, đặc biệt, các clip trôi nổi trên mạng đều có dấu hiệu cắt ghép, chỉnh sửa theo ý đồ của tác giả, phải chăng, những nội dung này đã được biên tập và đưa lên theo một kích bản vạch sẵn? Thiết nghĩ, Trần Quang Thế và những “nhà báo”, “phóng viên” dù mới vào nghề hay có thâm niên trong nghề cũng nên am hiểu luật pháp trước khi làm nhà báo!
ĐỒNG PHÌ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét