CHÍNH PHỦ ANH XẾP TỘI "TUNG TIN BỊA ĐẶT..." NGANG HÀNG VỚI TẤN CÔNG KHỦNG BỐ, TẤN CÔNG VŨ KHÍ HOÁ HỌC

Lữ Khách
Năm 2015, nhân loại đã trải qua những cơn ác mộng khủng khiếp nhất từ trước đến nay. Trong đó, vấn nạn khủng bố cùng những hệ quả tất yếu của nó đang thực sự là một bài toán khiến rất nhiều quốc gia phải đau đầu trong hành trình tìm lời hoá giải. Nói như vậy để thấy rằng nhân loại đang có một thái độ hết sức khẩn trương, quyết liệt trước những điều do vấn nạn này mang lại. 
Quang cảnh nghị tường nước Anh (Nguồn: Internet). 

Tuy nhiên, câu chuyện được đề cập dưới đây trong Entry này chính là: Trong cái lúc tưởng chừng như nhân loại đang gồng mình lên trong cuộc chiến khủng bố thì những chủ thể được cho là tích cực, sốt sắng nhất trong đó vẫn không quên thực thi cái mà chúng ta vẫn hay gọi vắn tắt là cơ chế tự bảo vệ. Và hãy đừng lầm tưởng rằng một Chính phủ Anh đi đầu trong liên minh với Mỹ chống khủng bố thì có nghĩa họ sẽ để cho những thứ dân chủ biến thái hoạt động. Nghĩa là trước những nguy cơ khủng bố đã hiện hữu trở nên rõ nét thì không có nghĩa là họ bỏ bê và nói không với những điều an nguy khác và trong vô số những điều đang làm đó một Chính phủ tư bản nòi như Chính phủ Anh vẫn đang thực hiện những điều mà Chính phủ Việt Nam đang thực hiện. Thậm chí, ở một góc cạnh khác, họ còn thể hiện sự quyết liệt hơn khi xếp loại tội phạm "Tung tin, bịa đặt tin thật giả lẫn lộn, tin, tài liệu nội bộ, tài liệu mật và các thông tin, tài liệu chưa được kiểm chứng lên mạng Internet" ngang hàng với tấn công khủng bố, tấn công bằng vũ khí hóa học.

Lịch sử nước Anh gắn với những biến cố có tính bước ngoặt của nhân loại. Trong đó không thể không kể đến vai trò của truyền thông đại chúng trong kỷ nguyên Internet đối với những biến cố đó. Cho nên không phải ngẫu nhiên đối với họ những hành vi đi ngược lại với tính sự thật, khách quan của thông tin lại khiến họ đề cao và áp dụng những cách đối xử cao và quyết liệt như thế. 

Thông tin trên từ nước Anh từ Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn trong một bài phát biểu gần đây nhất (xem thêm: http://cand.com.vn/Van-de-hom-nay-thoi-su/Canh-giac-truoc-thu-doan-tung-hoa-mu-tren-internet-379604/) càng cho thấy được sự tương đồng trong cách đối xử giữa các quốc gia khác nhau về thể chế chính trị đối với một loại tội phạm được xếp vào nhóm những tội phạm có nguy cơ đe dọa an ninh lớn nhất cho đất nước. Và xin thưa rằng, so với nước Anh thì vài ba vụ án được đưa ra xét xử theo điều 258 - BLHS hay điều Điều 88 - BLHS được Bộ Công an Việt Nam "dùng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ truy tìm những đối tượng lợi dụng mạng Internet để phát tán thông tin sai sự thật và thông tin thuộc bí mật Nhà nước và tổ chức, cá nhân để xử lý theo pháp luật.



Sẽ không có gì để nói là sến sẩm hay giáo điều nếu cho rằng đó cũng là một trong những nhân tố cho thấy tinh thần nhân đạo trong những chế tài đối với các loại tội phạm của các nhà chức trách Việt Nam. Và thiết nghĩ rằng để ngăn chặn và vô hiệu hoá loại tội phạm này trước khi nó kịp phát tác, gây tiêu cực cho đời sống xã hội thì nên chăng các nhà chức trách Việt Nam cũng nên nghiên cứu luật hoá và nâng cao mức độ cảnh báo đối với loại tội phạm này! 
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét