MỘT MÌNH NƯỚC ANH KHÔNG THỂ GIẢI QUYẾT ĐƯỢC VẤN NẠN KHỦNG BỐ VÀ KHỦNG HOẢNG NHẬP CƯ

Lữ Khách
Tạm lắng sau một thời gian bởi những chính sách có tính tạm thời được nhiều nước Châu Âu đưa ra, tuy nhiên Châu âu nói chung vẫn chưa thể thoát khỏi những mối hoạ rình rập hàng ngày, hàng giờ từ khủng bố và khủng hoảng nhập cư. Và một điều dễ thấy là dường như Châu Âu vẫn đang thực sự bế tắc trong việc đưa ra một hệ thống giải pháp có tính căn cơ hòng phá cái thế hiện tại? Theo đó, Châu Âu vẫn chỉ có thể trông chờ vào nỗ lực của một số nước như Hung Ga Ry, Thổ Nhĩ Kỳ (những quốc gia mà người di cư từ Syria đặt chân đến đầu tiên) trong cuộc chiến đối phó với nạn khủng hoảng nhập cư; trông chờ vào Mỹ, Nga, Pháp trong cuộc chiến chống Khủng bố. 
Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair (Nguồn: Internet). 

Và điều đáng nói là trong một tình thế như thế thì cùng với việc cố công tìm ra một liệu pháp có tính khả dĩ thì Châu Âu đã không ngừng tìm căn nguyên của vấn đề và cố giải thích cho được tại sao họ lại tương đối chậm, thậm chí là rất chậm trong đối phó với những nguy cơ có tính hệ trọng và thiết thân đến thế. Và trong vô vàn những lí do được nói đến thì thấy xuất hiện một lí do gắn với một cá nhân cụ thể, đó là cựu Thủ tướng Anh Anh Tony Blair. 

Phản ánh trên tờ Infonet trong một đoạn tin lấy nguồn từ tờ The Telegraph (Anh Quốc) cho hay: "Những cuộc khủng hoảng nhập cư và mối đe dọa khủng bố mà hiện cả châu Âu đang phải gánh chịu có thể được loại trừ nếu như cựu Thủ tướng Anh Tony Blair trước đó chịu lắng nghe những lời cảnh báo của cựu lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi". 

Nói rõ hơn về lời khẳng định này, đoạn tin cho biết thêm: "Theo tài liệu giải mật các cuộc điện đàm giữa cựu lãnh đạo Libya với cựu Thủ tướng Anh Tony Blair mới được Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Anh công bố vào ngày 7/1, ông Gaddafi đã không ít lần cảnh báo ông Blair về mối đe dọa của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đối với châu Âu nhưng những lời cảnh báo này đã bị ông Tony Blair phớt lờ. Chính điều này đã khiến châu Âu đang phải đau đầu trong việc chống lại khủng bố và khủng hoảng nhập cư.

Cụ thể, theo tài liệu giải mật mới được công bố, ông Gaddafi ngày 25/2/2011, khi bất ổn đang bao trùm Libya, đã cố gắng thuyết phục ông Blair rằng Libya đang phải “gồng mình chống lại” các phần tử của tổ chức Al-Qaeda". 

Vậy nhưng, xem chừng lí do được nói đến trong trường hợp này rất thiếu tính thuyết phục bởi những lí do sau đây: 

Đến thời điểm hiện tại, dù chưa có một công bố nào chính thức nhưng sự gia tăng "chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đối với châu Âu" xuất phát từ việc nhiều nước trong Châu Âu (chủ yếu là trong liên minh Châu Âu - EU) tham gia với vai trò đồng minh của Mỹ trong các cuộc chiến tại các hàng loạt quốc gia tại Trung Đông và Bắc Phi. Đó cũng là lí do tại sao không phải là Châu Á, Châu Phi mà chính Châu Âu (một khu vực gần với Trung Đông) lại trở thành mục tiêu khủng bố hàng đầu của Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan! Và với riêng lời lí giải này thì liệu rằng nếu ông Thủ tướng Anh khi ấy là Tony Blair thay vì phớt lờ, không để ý tới lời cảnh báo của ông Gaddafi thì đã lưu tâm và đưa vào bàn như một quyết sách lớn của Eu thì vấn đề sẽ như thế nào? Thì xin nói luôn là nó vẫn không thể cải thiện được tình hình, đặc biệt trong bối cảnh Anh liên tục có động thái xin rút khỏi liên minh Châu Âu Eu vì bị đụng chạm quyền lợi và bị kéo theo trong các cuộc khủng hoảng chung của Khối. 

Ông Tony Blair hoàn toàn có lí do để phớt lờ bởi chính Anh mới là đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại Eu và bởi những mối quan hệ đan xen lợi ích như thế nên Anh cũng không dại gì "kỳ đà cản mũi" và khiến "ông anh" phật ý vì những động thái được cho là thái quá (ông Gaddafi  bị Mỹ cho là kẻ thù không đội trời chung và cần bị tiêu diệt). 

Thêm nữa, chúng ta thử đặt ra một tình huống là nếu Ông Tony Blair nghe theo sự cảnh báo của ông Gaddafi thì liệu họ sẽ hành động như thế nào để đầy lùi chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo trước khi nó kịp chuyển hoá từ "nguy cơ" thành "hiện thực"? Bản tính "không bao giờ chịu hành động một mình" sẽ khiến Anh quá phụ thuộc vào nước khác và khi đó họ sẽ giống như một kẻ nhát gan để đi tới cầu cạnh những quốc gia mà họ vẫn gọi là đồng minh thân cận! Nhưng cái khó nhất của họ trong hành trình kêu gọi đồng minh cùng tham gia chính là những đồng minh của họ đang có quá nhiều mối bận tâm và vấn đề cùng giải quyết. Chính vì vậy, việc được cảnh báo về nguy cơ "chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan" trong trường hợp này vì thế không còn là vấn đề gì quá lớn trong việc ngăn chặn chúng ở thời điểm hiện tại. Và nó cũng cho thấy rằng, một mình nước Anh chưa thể làm nên điều gì đó có lợi trong cuộc chiến chống Chủ nghĩa khủng bố hay khủng hoảng nhập cư và cần hơn hết là sự chung tay của cộng đồng các quốc gia! 
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét