VÕ ĐOÁN CHÍNH TRỊ VỀ QUYẾT ĐỊNH 244/QĐ-TW

(Qua bài viết: Vũ khí của ông Nguyễn Phú Trọng khống chế cuộc bầu cử Đại hội 12) Mới đây, dư luận trái chiều từ một số trang tin không chính thống cho rằng Quyết định 244 – QĐ/TW đưa ra một quy chế bầu cử mất dân chủ, ở chỗ không cho ứng cử, đề cử. Song, đây là luận điệu cực đoan, vô căn cứ thể hiện những biểu hiện nóng vội, duy ý chí trong việc đánh giá, nhận xét và cho rằng nội dung của bản Quyết định này là “sự áp đặt của cường quyền”, của Đảng trước Đại hội XII. 

Quyết định 244/QĐ -TW
Đại hội Đảng lần XII lần này vô cùng quan trọng, đặc biệt vấn đề nhân sự Đại hội khóa mới, trong đó đặc biệt xuất hiện những bài viết tập trung phản ánh nội dung của Quyết định số 244 - QĐ/TW vào ngày 09/6/2014 của BCH TW quy định về Ban hành quy chế bầu cử trong Đảng. Thậm chí có những bài viết cực đoan, thể hiện những biểu hiện nóng vội, duy ý chí trong việc đánh giá, nhận xết các quyết định của Đảng trước Đại hội XII, tiêu biểu là bài: Vũ khí của ông Nguyễn Phú Trọng khống chế cuộc bầu cử Đại hội 12 đăng tải trên danluan.

Người viết “mày mò” liệt kê ra điều 13, 14, 17 và 19 của Quyết định 244 để đưa ra khẳng định hầm hồ, vô căn cứ rằng: một số nội dung này vi phạm quyền bầu cử, ứng cử của Đảng viên. Ví như: Khoản 1 Điều 13, “tác giả” đã nông cạn khi viết: “quy định này đã tước đi quyền ứng cử, đề cử của đảng viên, vi phạm nghiêm trọng quyền căn bản của đảng viên và Điều lệ Đảng”, “đây là âm mưu thâu tóm quyền lực của tổng Trọng”; Khoản 2, 3 Điều 14 , những đại biểu dự khuyết bỗng chốc bị trở thành “bù nhìn”, thừa thãi, không có quyền nói lên ý kiến của mình, gây phân hóa giữa đại biểu chính thức và dự khuyết, quyền lực của cấp ủy cũ bao trùm hết đại hội; Khoản 1, 2 Điều 17 gây hoang mang cho đại biểu, thể hiện sự lẫn lộn khi yêu cầu vừa gạch tên người không bầu vừa đánh dấu X vào cột không đồng ý; Khoản 10 Điều 19 Quyết định số 244 đã “tước đoạt” quyền lực của Ban chấp hành Trung ương, của ủy viên Bộ Chính trị.

Qua đây có thể thấy, người viết “nhăm nhe” vào những vấn đề trong Quy chế bầu cử trong Đảng như: đối tượng ứng cử, đề cử, bầu cử; trình tự, thủ tục bầu cử… Và, thật ngược đời khi kẻ này lại chọn đúng những điểm mới của Quy chế bầu cử trong Đảng tại Quyết định 244 - QĐ/TW do đồng chí TBT Nguyễn Phú Trọng ký để đưa ra những đưa bài viết và bình luận những thông tin thiếu tính xây dựng, thiếu khách quan về tình hình chính trị Việt Nam để thực hiện một âm mưu chính trị trắng trợn; không chỉ nhằm làm “nhiễu loạn” thông tin, lừa bịp dư luận xã hội thông qua hình thức đưa tin đa chiều mà cái đích hướng tới của chúng là cổ xúy cho hoạt động của số đối tượng chống đối trong nước.

Quy chế bầu cử trong Đảng là bảo đảm cho mọi đảng viên thực hiện quyền lựa chọn những người có đủ phẩm chất, năng lực xứng đáng vào cấp ủy một cách dân chủ, nghiêm túc, đúng Điều lệ Đảng, làm cho Đảng ta thực sự là một tổ chức cách mạng chặt chẽ, đoàn kết, kỷ cương, thống nhất cao... Những nội dung của Quy chế phải bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn công tác xây dựng đảng và yêu cầu bầu cử trong Đảng hiện nay; phù hợp với thẩm quyền ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng của BCH Trung ương. Các đồng chí là cấp ủy viên mà không được cấp ủy giới thiệu thì không được ứng cử và không được nhận đề cử. Nhưng ra Đại hội, thì Đại hội có quyền quyết định cao nhất. Điều đó thể hiện dân chủ nhưng vẫn thực hiện theo các quy định của Đảng, bảo đảm dân chủ, tập trung.

Quy chế bầu cử lần này quy định rõ: Danh sách nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị là danh sách đề cử chính thức của đoàn chủ tịch với đại hội (trước đây, danh sách nhân sự do cấp ủy chuẩn bị phục vụ cho việc bầu cử chỉ được coi là kênh tham khảo). Quy định một số trường hợp hạn chế quyền ứng cử, đề cử của cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư là đang cụ thể hóa nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động bầu cử, đảm bảo tính minh bạch, công khai chứ không phải “bị tước đoạt” quyền lợi như người viết đã rêu rao.

Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Quy chế được mở rộng. Tức là Quy chế bầu cử trong Đảng lần này do BCH Trung ương (khóa XI) ban hành, được áp dụng đối với bầu cử từ chi bộ đến BCH Trung ương. Các tổ chức đảng giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được vận dụng theo các quy định của Quy chế phù hợp với thẩm quyền ban hành của BCH Trung ương. Đáp trả cho cái sai của quan điểm “bù nhìn”, thừa thãi, không có quyền nói lên ý kiến của mình, gây phân hóa giữa đại biểu chính thức và dự khuyết, quyền lực của cấp ủy cũ bao trùm hết đại hội như bài viết đã xuyên tạc.

Quy chế quy định cụ thể các trường hợp ứng cử và thủ tục ứng cử; đề cử và thủ tục nhận đề cử của đảng viên, của cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ... để được bầu vào các cơ quan lãnh đạo, các chức danh lãnh đạo và ủy ban kiểm tra của cấp ủy các cấp. Những quy định này khắc phục tình trạng lúng túng, vướng mắc khi thực hiện quyền ứng cử, quyền đề cử, quyền nhận đề cử của đảng viên trong hoạt động bầu cử theo quy định của Điều lệ Đảng. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng cử của đảng viên, chứ không “tước đi quyền ứng cử, đề cử của đảng viên” mà tác giả bài viết trên đã “võ đoán”, “nói bừa” khi đưa ra những luận cứ.

Đại hội Đảng lần thứ XII có ý nghĩa hết sức trọng đại đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Theo Quy chế bầu cử, thì việc ứng cử, đề cử của các đại biểu tại Đại hội XII được thể hiện một cách công khai, dân chủ, minh bạch chứ không hề là sự “chia chác”, là “cướp quyền” của Nhân dân như một số trang mạng thù địch, phản động vẫn thường rêu rao./.

Duy Phương
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét