Thực hư mối quan hệ giữa tướng Lê Mã Lương và đám Mai Xuân Dũng?

Lữ Khách

Thực tình thì khi viết những dòng sau đây tôi cũng hơi băn khoăn về vị tướng từng đảm nhận cương vị Giám đốc Bảo tàng Quân đội Lê Mã Lương này. Chuyện là: Chiến tranh dù đã lấy của ông rất nhiều thứ nhưng đổi lại điều ông có được chính là những hào quang của quá khứ và danh hiệu "anh hùng trong lòng nhân dân". Đó cũng là điều mà bất cứ ai đã đi qua hai cuộc kháng chiến "thần thánh" vừa qua đều muốn có, muốn đạt được. Nhưng ông sẽ đánh mất tất cả và thậm chí là dẫm đạp lên sự hi sinh của đồng chí, đồng đội của mình trong những năm tháng gian khổ nếu vẫn tiếp tục đi trên hành trình của hiện tại. 
Thiếu tướng Lê Mã Lương (đứng giữa, đeo kính) bên cạnh đám người được khuyến cáo là "không nên chơi". Nguồn: Dũng Mai

Đã rất nhiều bất ngờ và ái ngại khi thấy vị tướng "Bảo tàng" sau khi nghỉ hưu xuất hiện nhiều cùng với đám người mà trong con mắt của nhà chức trách hay người dân bình thường thì "không nên chơi với chúng". Bức anh trên đây phản ánh về một điều như thế. 

Bản chất của mỗi một con người được hình thành, định hình thông qua các mối quan hệ của chính họ. Sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội vì thế đóng vai trò rất lớn trong việc tạo ra cái gọi là "giá trị", "thương hiệu" của mỗi một con người. Tuy nhiên, hình ảnh, giá trị của con người ấy sẽ ngay lập tức bị xô đổ và hiểu khác đi khi bên họ là những kẻ vốn được xã hội định hình không tốt, thiếu thiện cảm. Cái khái niệm "đốn củi 03 năm thiêu một giờ" hay "đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy" là vì thế. 

Sự nghi ngại của tôi về tướng Lương được hình thành bởi những điều như thế. Và tôi cũng tự hỏi rằng, phải chăng tướng Lương đã thay đổi, đã trở cờ như một bộ phận các ông quan về hưu khác tại Việt Nam, đã không còn mặn mà lắm với những điều mà ông đã từng nhiều lần khẳng định là lí tưởng, là mục tiêu phấn đấu của cả đời ông? Cũng xin được nói thêm là do tướng Lương là một con người hết sức đặc biệt, là một con người mà nói như những đồng đội của ông từng nói về ông: bản lĩnh, khí phách của Lê Mã Lương mà minh chứng cho cái gọi là 'lửa đã thử qua vàng" nên mọi sự quy kết về ông cần một sự mực thước và nó cần có những căn cứ cụ thể, tránh sự võ đoán, quy chụp một cách vô nguyên tắc, theo cảm tính! Với một tâm thế như thế, tôi đã đi giải mã một trong những mối quan hệ xung quanh tướng Lương. 
***
Trong một Stt gần đây nhất trên FB cá nhân, Mai Xuân Dũng (FB Dũng Mai) viết: "Năm 2014, làm tin tại 53 Nguyễn Du có tướng Lương nói chuyện, tôi ấn tượng khi nhìn thấy con mắt còn lại của ông đẫm lệ khi nói về trận lính Tàu thảm sát 64 chiến sỹ (không súng) của hải quân Việt nam. 

Cuốn sách thứ 21 của ông sắp xuất bản nhưng hình như chưa được phê duyệt vì có nhiều nội dung trong đó khá "nhạy cảm". Ông chỉ yêu cầu một điều: "các anh thích cắt gì thì cắt chứ chớ có mà cắt những điều tôi nói về trận Gạc Ma, chớ cắt những gì tôi nói về anh em chiến sỹ trên mặt trận chống Tàu 79". 

Được xem là một "minh chứng sống" về hai cuộc kháng chiến Chống Mỹ, Chống Pháp và từng đảm trách Giám đốc Bảo tàng Quân đội trong nhiều năm. Chúng ta sẽ không thể nghi ngờ vốn kiến thức của ông về những năm tháng hào hùng đã qua. Thậm chí, trong nhiều khía cạnh các nhà sử học, các chuyên gia về chiến tranh cũng phải học hỏi ông nhiều. Đồng thời, cũng do ông công tác và tiếp xúc với những điều rất đặc biệt - những tư liệu từ quá khứ cho nên xem chừng những điều ông nhìn nhận về lịch sử, về những năm tháng đã qua sẽ rõ ràng và chân thực hơn rất nhiều người. Sự hi sinh của các chiến sỹ trong trận Gạc Ma (năm 1988) và trên mặt trận Chống Trung Quốc xâm lược vào năm 1979 là những điều như thế. Chính trong thời điểm hiện tại trong cuốn hồi ký sắp ra mắt của mình, tướng Lương cũng đề cập tới những điều mà các nhà sử học Việt Nam chưa hoặc chưa có điều kiện để tiếp cận. 

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng trước khi tất thảy được "phổ thông hoá", công bố rộng rãi cho tất cả mọi người cùng xem thì xem chừng những gì được tướng Lương nhận thức, viết ra chưa thể là căn cứ cuối cùng. Nghĩa là cần một cơ quan, hội đồng thẩm định cuối cùng về những điều được tướng Lương viết ra, nói ra. Đó cũng là lí do khiến nhiều buổi nói chuyện, các cuốn hồi ký đo tướng Lương viết ra đã gặp phải không ít những điều mà theo ông là "phiền toái". Điều đáng nói ở đây là dù rất hiểu quy trình thẩm định một tài liệu trước khi được công bố rộng rãi nhưng tướng Lương vẫn có cái gì không bằng lòng khi các cơ quan chuyên môn, nhà chức trách thực hiện với những điều ông nói và viết ra. 

Tướng Lê Mã Lương cũng đã không ít lần chia sẻ về "cái sự không bằng lòng của mình" trên tài khoản cá nhân mà không hề hay biết chính các hoạt động của ông đang bị một đám người lạ mặt để ý và theo dõi tương đối sát sao. Họ nhìn thấy ở ông những dấu hiệu mà người ta hay gọi là "bất mãn" và không ngần ngại tiếp xúc để xúc tiến xu hướng xấu đó đang hình thành trong con người tướng Lương. Những bức ảnh như trên được ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt như thế. 

Nói tóm lại, bản thân tướng Lê Mã Lương không chủ động gặp gỡ, tiếp xúc đám người trong nhóm của Mai Xuân Dũng như chúng ta vẫn tưởng. Và cũng xin thông tin thêm là giữa nhóm của Mai Xuân Dũng và tướng Lương chưa có bất cứ sự giao ước và bàn bạc nào. Tướng Lương vẫn giữ một thái độ tương đối mực thước với các vị khách không mời mà đến này. Các bức ảnh ra đời đơn thuần là hệ quả của việc tướng Lương tôn trọng lời đề nghị của Mai Xuân Dũng và đám người cùng đi. Vậy nên, hãy đừng đánh giá về một con người qua những bức ảnh và tôi tin rằng với bản lĩnh của một chiến binh dày dạn trận mạc tướng Lương thừa biết nên làm gì để sự hi sinh của chính mình và đồng đội không bị vô nghĩa trong bối cảnh thời bình! 
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét