Kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ về nước (28/1/1941-28/1/2016)

Quê Hương

Tổ quốc – hai tiếng gọi thân thương! Bất cứ ai đi xa quê hương, đất nước đều có lý do riêng của mình, nhưng đối với những người yêu quê hương, đất nước, không ai là không khắc khoải nỗi niềm nhớ thương khi đi xa. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chi Minh cũng vậy. Người sinh ra và lớn lên tại Nghệ An. Một vùng quê nghèo, nhưng có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, nơi sinh ra rất nhiều người con cách mạng. Cũng như bao người con anh hùng của quê hương, trước cảnh đất nước lầm than, nhân dân chịu cảnh nô lệ, Người đã quyết tâm tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc mình. 

Mặc dù khâm phục các nhà yêu nước tiềm bối như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, nhưng Người không tán thành cách là của một ai mà tự tìm cho mình một hướng đi riêng. Đó là sang phương Tây, học hỏi, tìm hiểu để tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. 

Trên con tàu Đô đốc La Toute Tréville khởi hành từ cảng Nhà Rồng (cảng Sài Gòn), cập cảng Marseille (Pháp), Nguyễn Tất Thành lấy tên Văn Ba, làm phụ bếp, bắt đầu hành trình định mệnh không chỉ của cuộc đời Người, mà còn của cả dân tộc Việt Nam. Người đã đi qua khoảng 28 quốc gia trên thế giới, trải qua nhiều nghề để sống. Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa". Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy trong Luận cương của Lênin lời giải đáp về con đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam. Con đường cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam đã được Nguyễn Ái Quốc khẳng định một cách dứt khoát: "Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản".

Từ khi đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, xác định được con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam. Người đã học tập, nghiên cứu, tiến hành các hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, chuẩn bị các điều kiện để thành lập Đảng cộng sản. Tất cả các hoạt động của người đều hướng về quê hương, đất nước, hướng về nhân dân lầm than đang bị dày xéo. Nỗi niềm đâu đáu nhớ quê hương đã tiếp thêm sức mạnh và biến thành vũ khí sác bén trong hoạt động cách mạng của Người. Ngay trong thời gian hoạt động tại Pháp, Người đã có kế hoạch trở về nước. Và đến Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu - Trung Quốc để thực hiện nhiệm vụ của Quốc tế cộng sản, đồng thời tiếp cận và lãnh đạo phong trào cách mạng ở Việt Nam, tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930). Mặc dù về đến gần quê hương nhưng Người vẫn chưa có dịp về Việt Nam do nhiệm vụ cách mạng và sự truy sát gắt gao của thực dân Pháp. 
Cuối năm 1940, Người cùng Hoàng sâm, Phạm văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Phùng chí Kiên, Đặng Văn Cáp theo đường Long Lâm qua Nạm Bo, xuống Nậm Quang, một làng sát biên giới Việt Trung. Tai đây, Người đã mở lớp bồi dưỡng 43 cán bộ cách mạng VN. Sáng mùng 2 tết, ngày 28/1/1941, Người về nước sau 30 năm xa rời tổ quốc.

Sự kiện Nguyễn Ái Quốc về nước có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cách mạng Việt Nam:

- Tiếp thêm sức mạnh cho cách mạng Việt Nam: Bởi trước đây Nguyễn Ái Quốc mặc dù hoạt động trong quốc tế cộng sản nhưng Người vẫn luôn theo sát và chỉ đạo cách mạng Việt Nam từ xa. Trở về nước Người có điều kiện lãnh đạo trực tiếp cách mạng Việt Nam. Ban lãnh đạo của Đảng được củng cố về lực lượng và trí tuệ.

- Bác về nước đúng lúc, kịp thời để chuyển hướng chỉ đạo cách mạng Việt Nam trong bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến tác động lớn đến cách mạng Việt Nam.

- Sự kiện Nguyễn Ái Quốc về nước còn mang ý nghĩa về tinh thần, góp phần tạo lập thêm niềm tin cho các đồng chí đảng viên và nhân dân tin tưởng vào sự thắng lợi của cách mạng. Từ đó có thêm ý chí, quyết tâm giành chính quyền.

Đã 75 năm kể từ ngày Bác về nước. Bác là tấm gương sáng điển hình về tinh thần yêu nước. Nhìn lại thế hệ trẻ hôm nay mà có chút ngậm ngùi. Không ít các bạn trẻ học giỏi, được học bổng của nhà nước cho đi du học ở nước ngoài. Sau đó số rất ít trở về quê hương vì lý do này, lý do khác. Nhưng sao Bác làm được dù lúc đó đất nước còn muôn vàn khó khăn, và cũng rất nhiều người khác trở về quê hương sau khi du học. Có phải họ chưa thực sự yêu nước không??? 
Chia sẻ trên Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét